Tổng Bí thư không ít lần nhấn mạnh đến mối nguy cơ lớn là Lý luận lạc hậu, cho nên những chủ nhân tương lai của đất nước, tức là thế hệ trẻ hiện nay đã và đang “Chán Đảng, xa rời Chính trị”. Điều này ai cũng thấy rõ, cũng đã biết từ lâu, vì tâm trạng này chẳng cứ có ở thế hệ trẻ, mà ở mọi tầng lớp xã hội, cho nên rất nhất trí với nhận xét thứ hai của ông.
Nhận xét là Lý luận lạc hậu, Tổng Bí thư nói thế còn có phần còn ưu ái, bởi với Chính thể Ra lệnh nào cũng vậy, chẳng riêng gì Việt Nam không cần Lý luận, cho nên thực chất không có Lý luận. Chính thể cầm quyền hiện nay xác định kiên định trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, song dường như chưa bao giờ quan tâm đến việc Xã hội hiểu: Thế nào là Chủ nghĩa Mác – Lênin? Thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh? Có thật là Chính thể ta đang trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh? …
Ảnh: Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt với Nhà báo Hồng Cơ. Ông trao đổi với Nhà báo Hồng Cơ từ việc cần làm rõ tính triết lý về tư tưởng Hồ Chí Minh đến những vấn đề phải sớm làm rõ vì sao không nên chọn kinh tế Nhà nước là chủ đạo. |
||
Việc không coi trọng Lý luận, thực chất là không coi trọng Thực tiễn, đặc biệt trong đó là Khát vọng tiến bộ của xã hội; không coi trọng các Quy luật phát triển tất yếu, việc chỉ coi trọng “Ý chí” của Lãnh đạo, sẽ bị chính Thực tiễn lại phủ nhận ngay “Ý chí” này và phủ nhận rất nhanh, rất rõ. Ví như Tổng Bí thư Lê Duẩn không chỉ có quan điểm “Thoát Trung Quốc”, mà là “chống Trung Quốc” quyết liệt, và nghịch lý ở chỗ chính thái độ đó của ông đã giúp Trung Quốc bắt tay được với Mỹ, và nhờ đó mà Trung Quốc phát triển tột bậc. Thiếu Lý luận làm lẫn Mục tiêu với Giải pháp, ví như quá coi trọng chống Tham nhũng, bắt toàn bộ hệ thống Chính trị tham gia chống tham nhũng, lại bắt các phương tiện thông tin tuyên truyền phổ biến rộng rãi. Làm thế có khác gì ông bố đi khoe khắp thiên hạ rằng, các con mình kém đạo đức và hiện đang bị chính tay bố nghiêm trị. Không biết thiên hạ sẽ nghĩ gì nhưng chắc chắn khó ai nghĩ đây là một ông bố tử tế, một gia đình tử tế. Việc lẫn Mục tiêu với Giải pháp là một căn bệnh nặng nhất của Chính thể Ra lệnh và lan ra cả xã hội. Một nguyên Tổng Bí thư góp ý cho việc chống Tham nhũng, với cách thức ví von rằng đã tắm phải tắm từ trên đầu trở xuống; Tuy nhiên, ông không để ý rằng người xung quanh không quan tâm tới: Tắm ở đâu? Tắm ở chỗ nào?… mà chỉ quan tâm xem trông anh có sạch sẽ, và làm ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống và làm việc của họ. |
||
Ảnh: Trụ sở của Google tại Thung lũng Silicon. Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã xây dựng và biến triết lý: “Move fast and break things – Di chuyển nhanh và Đột phá” trở thành triết lý của Facebook. Thung lũng Silicon Hoa Kỳ giờ đây đã trở thành một dạng Đặc khu Công nghệ và Văn hóa Quốc tế điển hình. Tại đây có khoảng 1,2 vạn người Việt Nam đang làm việc. Trung bình cứ khoảng 10 năm là từ đây nảy sinh một ngành công nghiệp mới. Mức lương trung bình của người lao động ở Thung lũng Silicon là 14 nghìn đô la/tháng và có khoảng 1/3 doanh nghiệp tại Đặc khu này được điều hành bởi những người đến từ châu Á. Tuy nhiên, muốn học tập Thung lũng Silicon, đầu tiên không phải là Công nghệ hay Quản lý, mà điều đầu tiên cần học là Tốc độ thay đổi Triết lý luôn diễn ra chóng mặt. |
||
Chỉ có như thế, trong nước mới kết nối được 5 Tầng lớp xã hội, nhất là 5 Nhóm tinh hoa; Ngoài nước kết nối được với Quốc tế, thúc đẩy Hội nhập cả trong nước và Quốc tế. Đây là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển, nhất là trong bối cảnh một Đảng cầm quyền. Điều cấp bách phải làm xây dựng một Hệ thống Triết lý cốt lõi, để từ đây mỗi thành viên xã hội tự xây dựng cho mình Triết lý mới, Hành động mới với mục tiêu xây dựng Niềm tin mới, Chính thể mới, Con người mới, được xây dựng trên cơ sở: 1) Bám sát Thực tiễn; 2) Thỏa mãn các mong muốn của xã hội; 3) Phù hợp với các Quy luật phát triển. Hệ thống Lý luận mới này phải được kiến tạo trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là điều không thể khác vì tư tưởng Hồ Chí Minh mang đầy sức sống của Thời đại mới với “Triết lý là Hội nhập Triết lý” được thể hiện cụ thể là “Bình đẳng, Hòa hợp, Sáng tạo là tiền đề để thành công”. Đây cũng là Triết lý của Thế kỷ 21. Đây là điều có tính Quy luật, bởi ngay những nước lớn như Đức, Nhật đã từng thành công trong Thời đại Độc lập ở thế 20 với việc đề cao quá cao tính dân tộc, thì nay cũng phải hết sức nỗ lực Thay đổi khi chuyển sang thế kỷ 21 với Thời đại mới – Thời đại Hội nhập. |
Bình luận