Các vương triều Việt Nam xưa như Lý, Trần, Lê… đều đặc biệt coi trọng việc tuyển chọn và trọng dụng Tinh hoa, tức “Hiền tài”, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Hoàng đế, Quốc vương Việt Nam trong các thời thịnh trị, luôn lắng nghe lời khuyên của các Quốc sư, Thái sư, Ngự sử, Gián quan, Đông các Đại học sĩ, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa đỗ đạt qua các kỳ thi với cách thức tuyển chọn công minh.
Ảnh: Vua Trần Nhân Tông (ngồi cáng), đi giáo hóa và cho xây chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.
Ảnh: Chùa Vĩnh Nghiêm. |
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn có cùng quan niệm này, khi ông nói: “Tri nan, Hành dị”. Tạm dịch là “Làm đã khó, song Nghĩ còn khó hơn”. Điều này tất cả các vị vua anh minh đều biết, vì thế họ luôn tận dụng trí tuệ của các bậc Tinh hoa cả trong hệ thống cầm quyền và cả trong xã hội để phục vụ sự nghiệp của mình.
Ảnh: Tranh vẽ Thiền sư người Việt Tăng Hội, người đã đưa Thiền tông vào Trung Quốc trước cả Bồ Đề Đạt Ma hơn 200 năm và được xem là Tổ sư Thiền tông của Việt Nam và Trung Quốc.
Ảnh: Hình ảnh Tào Tháo trong phim. Ngày nay, không ít người cho là, Tào Tháo thực sự là Lãnh đạo của Lãnh đạo vì ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho các Tinh hoa, thể hiện trong bài Đoản ca hành của ông: “Xông pha mãi một đời gió bụi; Uổng công ta lui tới đeo đai; Bi hoan ly hợp một đời; Mong người tri kỷ đứng ngồi chẳng an”. Vậy là, mục tiêu của Lãnh đạo tốt không ở Quyền lực, mà ở chỗ mang Hạnh phúc đến cho xã hội và được làm việc với Tinh hoa? |
Tùy vào khả năng sử dụng Tinh hoa mà người xưa phân ra bốn loại Lãnh đạo: Lãnh đạo hạng nhất sử dụng được những người giỏi hơn mình và coi họ là bậc thầy; Lãnh đạo hạng hai sử dụng được những người người ngang với mình và coi họ là bạn bè; Lãnh đạo hạng ba sử dụng được những người dưới mình và coi họ là thuộc hạ; Lãnh đạo làm mất sự nghiệp chỉ sử dụng được những người cơ hội, nói làm vừa lòng họ và tạo ra các “Nhóm lợi ích” xâu xé đất nước.
Vì thế, việc quan trọng nhất với một Quốc gia là chọn lựa được những người Lãnh đạo xứng đáng. Việc lựa chọn hay đánh giá Lãnh đạo không theo tiêu chí là người tử tế, có óc sáng tạo hay không tham nhũng,… Đây chỉ là những tiêu chí dành cho những người bình thường. Một trong những tiêu chí để chọn Lãnh đạo chân chính là họ không tham Vật chất và Quyền lực, mà có khát vọng làm cho Xã hội tiến bộ, mang Hạnh phúc cho mỗi người dân và được làm việc với các Tinh hoa.
Nhiều vị vua sáng của Việt Nam, đặc biệt coi trọng tham vấn Tầng lớp tinh hoa, và tạo điều kiện cho tầng lớp này hoạt động phục vụ xã hội, phục vụ chế độ cầm quyền. Ví như Hoàng đế Quang Trung, khi có tin báo có giặc xâm lược, thì cho dù dưới trướng không thiếu tướng tài, binh giỏi vẫn ba lần lên núi cầu kiến Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách đánh giặc xâm lược và được ông khuyên: “Đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Trì hoãn thì khó lòng được nó”.
Cảm phục trí tuệ, nhân cách của Nguyễn Thiếp, vua Quang Trung gọi ông là “La Sơn Phu tử” tức là “người Thầy trên núi La Sơn”. Năm 1789, khi vừa phá tan xâm lược, nhà vua lại mời ông đến bàn quốc sự và được ông tấu trình lên 3 việc: 1) “Quân đức” (tức theo đạo Thánh hiền để trị nước); 2) “Dân tâm” (tức dùng nhân chính để thu phục lòng dân); 3) “Học pháp” (tức chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba song thực chất vẫn là một vì Nguyễn Thiếp giải thích cho vua: “Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên”.
Vua Quang Trung coi trọng những khuyến nghị của Nguyễn Thiếp. Từ đây, năm 1791, Nhà vua ban chiếu lập “Sùng chính Thư viện” đúng nơi Nguyễn Thiếp ở ẩn để ông tiện làm việc và mời ông làm Viện trưởng. Có thể xem đây như một “Think Tank” sớm nhất của Việt Nam. Cảm ơn nghĩa cử này, La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp hết lòng nghiên cứu, đào tạo nhân tài, chuẩn bị kế sách cho vua.
Chỉ nội việc này, có thể nói, trong lĩnh vực quân sự, lần đầu tiên Việt Nam có một vị Hoàng đế bước đầu đưa Việt Nam thành một Quốc gia biển, có một lực lượng Hải quân hùng mạnh với một lối tác chiến hợp đồng binh chủng, nhất là với sự xuất hiện của binh chủng Hải quân đánh bộ, mà sau này chỉ nước Mỹ mới có, thì vua Quang Trung cũng rất sớm là một trong các vị vua Việt Nam tiên phong trong việc thúc đẩy hoạt động của Think Tank mà “Sùng chính Thư viện” là một ví dụ minh họa.
Bình luận