Việt Nam có một tài sản vô giá, đó là Văn hóa Truyền thống và Văn hóa Hồ Chí Minh, tiền đề để xây dựng Văn hóa Việt Nam thế kỷ 21, nền tảng và động lực của thành công

Cuộc chiến với những tư tưởng bảo thủ không dễ dàng, vì đó là cuộc chiến của “Ta” với “Ta”. Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam, Dân chủ, Cộng hòa Phạm Văn Đồng, một trong số ít những vị Lãnh đạo đất nước thấu hiểu Văn hóa Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ điều này, ông khuyến khích sự Thay đổi về Nhận thức và Tư duy:

Chúng ta đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là buồn. Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, phản văn hóaVà những người này không thiếu đâu. Và điều đó dễ hiểu. Vậy chúng ta sẽ tiếp tục.”

Ảnh: Thủ tướng Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng.

Hơn 10 năm trước, ngày 24/3/2007, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Lý luận TW nhiệm kỳ 2006 – 2010, và chỉ ra những việc cần làm trước tiên để đất nước thoát vòng lạc hậu:

Sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy chúng ta: Lý luận phải thống nhất với thực tiễn, phải đề phòng căn bệnh chủ quan mà phần nhiều do kém lý luận, không hiểu lý luận, coi khinh lý luận mà ra. Người lưu ý rằng, Lý luận mà không thực hành là Lý luận xuông, vô ích; còn Thực tiễn mà không có lý luận là Thực tiễn mù quáng… Phải chống Giáo điều sách vở, phải thường xuyên đem Lý luận áp dụng vào công việc thực tế và từ Thực tiễn mà đúc kết Lý luận”.

Ảnh: Sư tử đang ngủ.

Có người ví Việt Nam là “Rồng”, có người ví là “Hổ”, thậm chí hổ có cánh. Nghe chưa thuận, vì hiện nay Việt Nam chưa làm được gì nhiều cho mình và cho Nhân loại. Song nói vậy cũng có lý, vì Việt Nam tràn đầy tiềm năng về Thiên nhiên và Con người, đã thế trong quá khứ lại từng thể hiện sức mạnh vô song của mình. Vậy có phải Việt Nam đang là “Sư tử đang nửa thức nửa ngủ”; Song cũng sắp thức dậy?

Bình luận