Một phần bức tranh Đại học và Xã hội Việt Nam; Đó là: Công an” cao nhất, “Xây dựng” không đủ thí sinh

Ngày 29/7/2017, Tổng cục Chính trị CAND công bố điểm trúng tuyển vào các Học viện, Trường Đại học Công an, theo đó điểm năm nay cao nhất, vì thí sinh dồn vào đây. Trong khi đó nhiều trường không đủ thí sinh, như đại học ngành Xây dựng,… Nhiều người cho là do vào trường Công an có nhiều ưu đãi, song có lẽ còn lý do nữa, đó là muốn sống bình thường, không muốn bị các bất công do Thể chế và Xã hội đè nén.

Ảnh: Sinh viên Học viện Cảnh sát tập luyện.

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam ra Nghị quyết số 14-2005/NQ-CP Đổi mới toàn diện Giáo dục Đại học giai đoạn 2006-2020. Song, cỗ xe giáo dục ngày càng tụt hậu. Vậy nên, trước hết cần xác định điểm xuất phát hay định vị nền Giáo dục Đại học Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEE) khi đó xếp hạng “khả năng cạnh tranh toàn cầu”, về “Đào tạo và Đại học” Việt Nam xếp 98 với điểm số quá khiêm tốn 3,94/100 điểm; Với “Ba vấn đề đáng lo ngại” là: Lạm phát, Hạ tầng và Lao động có trình độ. Điều này có nghĩa: chất lượng Dạy & Học của ta “Rất đáng lo”.

Ảnh: Ngày 10/8/2017, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo kêu gọi Xã hội nên “Bình tĩnh” trước các bất cập trong kỳ thi 2017.

Đánh giá trên có thể khác ta, nhưng đó là cách nhìn từ ngoài. Đó là không có Việt Nam ở các bảng có tên tuổi như  Guardian, THES, Maclean… Trong bối cảnh này việc cổ súy kiểu 20.000 tiến sĩ, hay vay 400 triệu USD để xây trường đại học đẳng cấp quốc tế… dễ có cảm giác e ngại rằng trong Giáo dục lại có bệnh sốt ruột “Quyết Đi tắt, đón đầu, song không thấy Mục tiêu”.

Bình luận