Đặc trưng thế kỷ 21 là “Tin cậy lẫn nhau, Phối hợp hành động” như lời Nhà Kiến tạo và Khởi nghiệp trẻ Nguyễn Ái Quốc đã nói

Vào những năm 1960, khi Việt Nam vui vì người dân đủ ăn, thì Hàn Quốc tự hào vì đan áo len xuất khẩu thu nhiều triệu đô-la ngoại tệ. Trong không khí phấn khởi, TS. Choi Huyng-sup, Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học & Công nghệ Hàn Quốc KIST, đã gặp Tổng thống Park Chung Hee và đặt vấn đề: “Chẳng nhẽ chúng ta cứ hài lòng mãi với hiện trạng này, khi hàng trăm người Hàn Quốc đan len không đủ mua một đài bán dẫn của Nhật. Vì thế chúng ta không còn cách nào khác ngoài đột phá Thể chế để có công nghệ cho các doanh nghiệp tư nhân”. 

Ảnh: Nhiều nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Tổng thống Park Chung Hee mất hẳn vẻ phấn chấn và trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó ông bảo với tiến sĩ Choi Huyng-sup: “Anh nói đúng, không còn cách nào khác, và chúng ta phải cùng nhau làm”. Từ đây điều diệu kỳ có tên Hàn Quốc đã bắt đầu.

Các Tổng thống khác của Hàn Quốc đặc biệt coi trọng Tầng lớp trí thức và các tinh hoa của Tầng lớp này. Có thể nói sự Kết nối chặt chẽ giữa Tinh hoa của Tầng lớp Chính thể và Tinh hoa của Tầng lớp trí thức là một trong những nguyên nhân tạo nên những thành tựu kỳ vĩ của Hàn Quốc.

Ảnh: Nhiều nhà máy nhiệt điện khác vẫn đang được đầu tư lớn. Triết lý tối ưu hóa đa mục tiêu ở thế kỷ 21 sẽ giúp Việt Nam vẫn đảm bảo được năng lượng, song tránh được việc làm ô nhiễm đất nước và con người.

Ở Việt Nam, việc Lãnh đạo “Quá trực tiếp, quá toàn diện” của Chính thể cầm quyền làm năm Tầng lớp xã hội suy giảm tính chuyên nghiệp. Đây là một trong các nguyên nhân cốt lõi làm tiến trình Đổi mới gặp rào cản. Đã thành phổ biến các nhà khoa học giỏi “Nhiệm vụ Chính trị”, song kém chuyên môn; Ngược lại cũng đã quen thuộc khi không ít nhà Chính trị và Quản lý thích thể hiện “Năng lực khoa học” qua bằng cấp và lời nói mà ít để ý hiệu quả và công việc của mình. Tình trạng này đòi hỏi phải có một sự thay đổi cơ bản về mọi mặt.

Bình luận