“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” |
được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể |
đại diện của Nhân loại cho thấy, đã đến lúc làm rõ |
Thần đạo Việt Nam là Tôn giáo của Dân tộc |
Thần đạo Việt Nam là một hệ thống các tín ngưỡng đa dạng, đa chiều và mở với các mối quan hệ hữu cơ, tương tác, chi phối lẫn nhau, trong đó Đạo Mẫu có một vị trí đặc biệt. Đạo Mẫu Việt Nam được xây dựng từ Tình thương yêu như Người Mẹ, trong đó chủ yếu bao gồm các tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu Thần và thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Hình thành tự nhiên từ vai trò to lớn của người phụ nữ trong xã hội kinh tế nông nghiệp, các lớp thờ Nữ thần tại Việt Nam đều chủ yếu mang tính bản địa, nội sinh. Tín ngưỡng thờ Nữ thần dần được nâng lên một cấp độ mới, trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu thần, thể hiện sự lớn mạnh của tín ngưỡng và mang tính chất Quốc gia. |
Ảnh: Bảo vật Quốc gia, tượng Quốc Mẫu Âu Cơ tại Đền Mẫu, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đền được xây dựng từ năm 1465. Tượng Quốc Mẫu hầu như nguyên bản, vừa có nét thiêng liêng, bí ẩn của Phật, Thánh, Vua chúa, vừa gần gũi, hòa đồng, thể hiện rõ đặc trưng của Thần đạo Việt Nam. |
|
Từ năm 1975 lại đây, ngày càng nhận rõ Thần đạo Việt Nam, đã tồn tại và đi cùng Dân tộc suốt mấy nghìn năm, đang là đối trọng tâm linh với các tôn giáo và tư tưởng ngoại nhập, góp phần tạo nên một bản sắc Văn hóa dân tộc muôn đời, muôn thuở.
Thần đạo Việt Nam sinh ra từ giới bình dân, song tư duy bao trùm vũ trụ, gắn với lịch sử và được xã hội tôn thờ. Từ thờ Bà Chúa rừng trên Thượng ngàn, sang kinh tế nông nghiệp, thêm Mẫu Âu Cơ, xuống trung du, thêm Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Phong, Pháp Lôi), đến đồng bằng, bổ sung Mẫu Tam Phủ, Tứ phủ. Thế kỷ 15/16, các Hiền tài ẩn danh trong triều đình hay nơi làng xóm, đã sáng tạo nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh và gắn với các vị thần địa phương như ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười, cùng các Chầu/Chúa khác. Ảnh từ trái: 1) Trái là Tượng thờ Mẫu Thượng Ngàn, giữa là Mẫu Liễu Hạnh tức Mẫu Thượng Thiên, phải là Mẫu Thoải; 2) Tượng Bà Chúa Xứ, Châu Đốc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam có hơn 250 vị Thần nữ, chiếm 1/4 số lượng các thần được thờ ở các đình, đền, miếu, phủ… gồm các vị Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu, như Đức Hương Vân Cái Bồ Tát, Mẫu Âu Cơ, Mẹ Gióng, Mẫu Tây Thiên, Nguyên phi Ỷ Lan, Thiên Y A Na (Nữ thần Poh Yang Inư Nagar của người Chăm), Linh Sơn Thánh Mẫu – Bà Đen, Bà Chúa Xứ… Tín ngưỡng Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được hình thành trên cơ sở coi tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần là nền tảng, song mang đến sức sống mới từ các sáng tạo về Triết lý và Nghi thức có từ Lịch sử Việt Nam, Phật giáo và Đạo giáo Trung Hoa. Vì thế, trong Đạo Mẫu hiện đại, tín ngưỡng Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có vai trò và vị trí nổi trội. Ngày 01/12/2016, tại Thủ đô Addis Ababa của Nước Cộng hòa Ethiopia, Tổ chức UNESCO đã chính thức ghi “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại. Điều này cho thấy, đã đến lúc xem Thần đạo Việt Nam là Tôn giáo của Dân tộc, là cơ sở để xây dựng một Văn hóa mới, một Hệ thống Triết lý mới, trong đó tiên phong là Triết lý Lãnh đạo và Văn hóa Lãnh đạo mới. Ảnh từ trái: 1) Cờ Việt Minh và Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiêu biểu cho Độc lập Dân tộc; 2) Lá cờ từ bưng biền của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969/1976), tiêu biểu cho Thống nhất Đất nước; 3) Quốc kỳ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (từ 1976 đến nay). Cờ Cộng hòa XHCN Việt Nam có từ tháng 7/1976, vẫn là cờ đỏ sao vàng, song ngôi sao gầy và nhọn. Cờ Việt Minh, Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trông thịnh vượng và gần gũi hơn! Màu đỏ trên cờ Việt Minh, quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là màu May mắn, Hạnh phúc; Màu vàng là màu Thịnh vượng, Tương lai; Năm cánh sao hình tam giác đều, tất cả tựa trên 5 cạnh một ngũ giác đều, hàm ý 5 Tầng lớp xã hội phát triển viên mãn, hài hòa trong một Dân tộc mạnh mẽ, hưng thịnh. |
Bình luận