Nếu hiểu “Đặc khu” mà đơn giản và dễ dàng như cách hiểu của Dự thảo Luật Đặc khu, thì cứ làm ngay ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; Chưa rõ vì sao cứ phải đến tận chân trời, góc biển. Còn đưa tư duy đất liền “Chia lô, bán nền”, “Bán rẻ tài nguyên” ra biển, sẽ chỉ một nhóm hưởng lợi, còn xã hội sẽ tiến nhanh hơn tới khủng hoảng. Đó là vì:
Xã hội Nông nghiệp thế kỷ 17 coi “Đất đai”; Xã hội Công nghiệp thế kỷ 19 coi “Tiền”; Xã hội Tri thức thế kỷ 21 coi “Văn hóa, Tri thức và Ứng dụng” là công cụ và thước đo sự giầu có, thành đạt. Vấn đề là: Việt Nam cần gì? Và làm gì để đáp ứng nhu cầu này? Tên “Đặc khu kinh tế” cho thấy ta cần tiền và hy vọng sẽ có tiền bằng cách cho thuê đất giá rẻ 99 năm.
Ảnh: Ảnh bài “Phú Quốc, đất lại nóng”, báo Lao động ngày 12/12/2017, viết: “Giá đất ở Phú Quốc sốt hơn cả đầu năm 2015. Đáng lo là, sau sự leo thang tiền bạc này là sự tuột dốc tình người, tình đời,…”. Ảnh: Ảnh bài viết “Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: 4 lần lùi tiến độ, dân Thủ đô chán ngán”, trên báo Lao động cùng ngày 12/12/2017. Vấn đề là, sao cứ phải “Đúng Quy trình”, hay cứ “đắp chiếu” đã, để tiền làm việc khác? |
||
Quy trình này may mà dừng lại vì bị người Dân phản đối. Chứ nếu được phê duyệt, cũng không kéo lại con tầu 100 triệu dân thiếu động lực, bởi tiền thu không nhiều vì diện tích đảo rất nhỏ. Chưa kể còn làm uổng phí vị thế địa kinh tế, địa chính trị của đất nước dẫn đến làm khủng hoảng xã hội. Vì thế mới nói, vấn đề của Đặc khu chưa phải để thu tiền, cũng chưa phải là công nghệ mà trọng tâm là có được Văn hóa mới, Niềm tin mới, Cách làm mới của thế kỷ 21, giúp cả nước Thay đổi, cũng như đáp ứng nhiệm vụ An ninh, Quốc phòng. Vậy nên, cái phải cần làm ngay là thay thế mô hình “Đặc khu Kinh tế” bằng “Đặc khu Văn hóa và Quốc tế”, nhất là ở các vùng Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. |
Bình luận