Viện Nghiên cứu SENA với vai trò tư vấn chuyên ngành
Là tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội), Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA (Viện nghiên cứu SENA) được thành lập theo Quyết định số 604/LHH ngày 10/4/1992 của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội.
Viện nghiên cứu SENA có trụ sở tại nhà số 35, đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội, vị trí này nằm đúng ngã năm, nút giao các đường Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong (Đối diện và cách trụ sở Viện chừng vài chục mét, ở phía bên kia đường Điện Biên Phủ và Hoàng Diệu là Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận. Tọa lạc cách nhà 35 Điện Biên Phủ chừng 100m là di tích lịch sử Cột Cờ Hà Nội và Đoan Môn thuộc Quần thể văn hóa này).
Ảnh: Trụ sở Viện SENA ở 35 Điện Biên Phủ, Hà Nội
Năm 1997, sau khi được UBND Thành phố Hà Nội cấp phép, Viện nghiên cứu SENA phá dỡ hoàn toàn ngôi nhà cũ đã xuống cấp tại 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội và xây trụ sở mới như hiện nay. Kinh phí đền bù, phá dỡ và xây mới có từ đóng góp của các nhà khoa học và các nhà tài trợ, hoàn toàn không bằng và không từ vốn Nhà nước.
Liên tục 27 năm, tính từ năm 1992 đến nay, kể cả trong thời gian xây trụ sở mới, Viện nghiên cứu Thinh Tank – SENA đã và đang làm việc ổn định tại số nhà 35 Điện Biên Phủ và hoạt động theo đúng các quy định của Luật pháp Việt Nam và Điều lệ của Viện.
Ảnh: Một số nghiên cứu của Viện N/C – Think Tank SENA
Ảnh: Lãnh đạo Viện N/C – Think Tank SENA tại nhà Quốc hội Mỹ, năm 2009
Các hoạt động của Viện nghiên cứu SENA trải dài trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành: Từ thiết kế công trình đến Quy hoạch Đô thị, từ các Khách sạn lớn như Daewoo, Melia, cho đến các Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao; Từ các công trình chuyên dụng như Đài điều khiển không lưu Sân bay Nội Bài đến các Khu Đô thị Đại học; Từ các công trình tôn giáo đến Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương; Từ các quy hoạch trục đường lớn của Thủ đô Hà Nội như đường Điện Biên Phủ – Tràng Thi, đường Phạm Hùng đến Quy hoạch các vùng biển, đảo.
Việc tiến hành đa dạng nhiều loại hình công việc trong các lĩnh vực khác nhau, giúp các chuyên gia của Viện nghiên cứu SENA có cái nhìn vừa chuyên ngành, cụ thể, bám sát thực tiễn, lại vừa tổng quát, liên ngành. Đây là những tiền đề quan trọng cho việc chuẩn bị sau này tiến hành xây dựng các chủ trương, chính sách công, công việc chính của một Think Tank.
Viện Nghiên cứu SENA với vai trò Think Tank Việt Nam
Từ năm 2002, Viện SENA đã có nhiều thành tựu nghiên cứu về chủ trương, chính sách công đã được xuất bản và công bố như:
Năm 2002, cuốn sách dày khoảng 300 trang có tên “Việt Nam nhất định Phát triển” được Nxb. Lao Động xuất bản, trong đó nêu rõ, cần tập trung phát triển Kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như cần tập trung triển khai Chiến lược Kinh tế Biển với cốt lõi là Quốc tế hóa Biển Đông, thành lập Bộ Biển Đông,… Đây là một trong các nỗ lực đóng góp cho việc 5 năm sau, năm 2007, Nhà nước có Nghị quyết Chiến lược Kinh tế Biển. Năm 2007, hai tập sách dày khoảng 500 trang có tên “Học thuyết Hồ Chí Minh – Hành trang để định vị và đi tới Tương lai” được Nxb. Tri Thức xuất bản. Lần đầu tiên tư tưởng Hồ Chí Minh, với cốt lõi là Đoàn kết – Hội nhập, tức tạo sức mạnh mới nhờ Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập, được công bố là một Chủ thuyết của Việt Nam, chứ không phải là kết quả của việc “Sao chép” hay “Áp dụng sáng tạo” bất kỳ một Học thuyết ngoại lai nào. |
|
|
Ảnh từ trên: 1) Viện trưởng Viện N/C – Think Tank SENA, TS. Minh Đường và Nhà Văn hóa, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu tháng 01/2003 với cuốn “Việt Nam nhất định phát triển”. 2) Lời tựa của GS. Vũ Khiêu cho cuốn “Việt Nam nhất định phát triển”. Lời tựa này vừa thể hiện Niềm tin yêu của thế hệ giành Độc lập với các thế hệ tiếp nối, vừa là sự dẫn dắt và là việc chuyển giao nhiệm vụ cho thế hệ hôm nay: “Tác giả cuốn sách này đem lại cho tôi Niềm tin mãnh liệt đối với Tổ quốc và giới trẻ Việt Nam. Chúc tác giả và thể hệ trẻ của chúng ta: Thu lấy Tinh hoa thời Trí tuệ; Mở ra Đường lớn đến Tương lai”. 3) Sơ đồ Đề án “Công viên Văn hóa Độc lập Việt Nam”. Đề án được hình thành với quan niệm: Không đơn giản chỉ là phục dựng hay tôn tạo một công trình văn hóa, mà là Việt Nam phải có một Di sản Văn hóa Thế giới mới, để làm biểu tượng cho một Việt Nam mới. Di sản Văn hóa Thế giới mới này được hình thành với triết lý: Việt Nam đã và sẽ vĩ đại trên cơ sở coi “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” gắn với “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là điểm xuất phát, nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển. Từ đây, Đề án “Công viên Văn hóa Độc lập Việt Nam” của Viện nghiên cứu SENA được xây dựng với trọng tâm là Khu Trung tâm Thăng Long gắn với cố đô, gồm Hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Quảng trường Ba Đình. Tiếp theo là Khu Di tích Cổ Loa hướng về cội nguồn, theo hướng Đền Hùng; Cuối cùng là Khu Di tích Phù Đổng, hướng về Biển Đông. Dọc theo sông Hồng là Công viên Tri thức. Lân cận Đề án ngoài các Di sản Văn hóa, còn các Di sản phi vật thể được UNESCO vinh danh như Hội thờ các Vua Hùng, Hội Gióng, Quan họ Bắc Ninh, Hát xoan Phú Thọ. Đề án được xem là không chỉ có tính khả thi cao và mang lại kết quả tốt đẹp về Văn hóa, Kinh tế – Xã hội,… mà quan trọng là còn đóng góp tích cực vào tiến trình Hội nhập Dân tộc, Hội nhập Quốc tế, thúc đẩy Thần đạo Việt Nam mạnh mẽ, cũng như mang lại Niềm tin cốt lõi cho Chính thể và Xã hội. |
Ngày 5/2/2009, sau khi dự Lễ Nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Viện nghiên cứu – Think Tank SENA đã gửi kết quả nghiên cứu trong cuốn sách có tên “Việt Nam – Thay đổi và Hạnh phúc” dày chừng 300 trang kèm theo văn bản cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước nêu rõ: Thời đại mới – Thời đại Hội nhập đã đến; để Ổn định và Phát triển Việt Nam cần nêu cao Tư tưởng Đoàn kết – Hội nhập của Lãnh tụ Hồ Chí Minh và coi trọng quan hệ chiến lược với Mỹ như với Trung Quốc.
Văn bản cũng cho biết ngay sau Lễ Nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẵn sàng không về nước mà đi thăm Việt Nam ngay khi kết thúc chuyến thăm các Đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Những cố gắng này góp phần tích cực cho việc 7 năm sau, ngày 23/5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang thăm Việt Nam.
Ảnh từ trái: Các cán bộ Viện N/C SENA (Từ trái: TS. Minh Đường; Thứ hai: KTS. Vũ Anh Tuấn; Thứ tư: ông Nguyễn Mạnh Can; Thứ năm: Bà Nguyễn Thúy Hạnh; Thứ tám: Ông Hà Tuấn Trung; Thứ chín: Ông Nguyễn Duy Long); Đảng ủy Xã Thanh Văn (Thứ bẩy: Bí thư Đảng ủy xã Thanh Văn Quang Văn Thỉnh); Lãnh đạo Cty May Hưng Yên (Thứ ba: Giám đốc Công ty may Hưng Yên; Thứ sáu: Phó Giám đốc Cty may Hưng Yên), năm 2013, dưới khẩu hiệu ở cổng nhà máy: “Đời sống và Thu nhập người Lao động là thước đo Năng lực và Đạo đức người quản lý. Năng suất Lao động, Chất lượng sản phẩm là thước đo Lòng yêu nước và Lương tâm người thợ”, như một ví dụ về Niềm tin lan truyền có từ Niềm tin cốt lõi đã được Lãnh tụ Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trăm điều phải có Thần linh Pháp quyền”.
Tiếp theo, Viện nghiên cứu – Think Tank SENA đã đều đặn hàng năm gửi các ấn phẩm tới 5 Giới tinh hoa của 5 Tầng lớp xã hội, nhất là Tinh hoa của Tầng lớp Chính thể các cuốn sách như: “Việt Nam, Nguyên nhân lạc hậu và con đường Phát triển”; “Giai đoạn Mới, Chính thể Mới, Văn hóa Mới”; “Làm gì cho Tổ quốc Việt Nam?”,… Thông thường các ấn phẩm này có độ dày từ 300 đến 600 trang.
Năm 2017, hai tập “Suy ngẫm về Tuyên ngôn Phát triển” dày khoảng 400 trang được xuất bản, nêu bật 9 Đột phá Chiến lược cần thực hiện của Việt Nam, làm rõ cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Dân tộc và Thế giới”; “Độc lập và Hội nhập” (trước là Hội nhập với khối Đồng Minh, bây giờ là Hội nhập với các cường quốc và Thế giới), tất cả đều là một và như chiếc vòng xoáy ốc không mối nối, tùy Duyên mà Khởi.
Ảnh từ trái: 1) Đồng 25 xu của Hoa Kỳ. Ở giữa đồng xu này là dòng chữ “Tự do (Liberty)” và “Chúng tôi đặt Niềm tin ở Tạo hóa (In God We Trust)”. Điều này được in ở giữa đồng tiên nhắc nhở người dân Hoa Kỳ in sâu vào tâm khảm hai điều đã, đang và sẽ làm nước Mỹ vĩ đại, đó là “Tự do” và “Đặt Niềm tin ở Tạo hóa (Đức Chúa, Đức Phật, Thánh Ala, Thần đạo Việt Nam,…)”. 2) Tiền 500.000 đồng của Việt Nam. Hãy tưởng tượng trên tờ tiền Việt Nam ngoài chân dung Thánh Hồ Chí Minh còn in rõ hai điều đã và sẽ làm Việt Nam vĩ đại, đó là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” và “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”; Đó là vì muốn có Tự do không thể không có Độc lập và mục tiêu của Tự do phải là Hạnh phúc; Cũng như những điều này sẽ không thể trở thành hiện thực một khi không có Điểm xuất phát, Nền tảng và Động lực là “Trăm điều phải có Thần linh Pháp quyền”. |
Năm 2018, cuốn “Việt Nam thế kỷ 21 – Niềm tin, Chính thể, Con người” dày hơn 500 trang, được in với số lượng 1000 cuốn để gửi biếu các vị Tinh hoa, nhất là các vị Tinh hoa trong Đảng, Chính phủ, Quốc hội, với quan niệm: Đang xuất hiện ở thế kỷ 21 “Thời kỳ Phục Hưng mới” hay “Cách mạng Xã hội 4.0” trên toàn thế giới với cốt lõi là “Cách mạng Văn hóa 4.0” và Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Ngày 4/3/2019, Tổng thống Pháp Macron cũng nhận định có phần tương đồng khi viết trên nhiều báo lớn là đã đến lúc “Phục Hưng châu Âu”. Với Toàn cầu hóa 4.0, Phục hưng châu Âu cũng đồng nghĩa bắt đầu một Thời kỳ Phục Hưng mới của thế giới).
Xuất phát từ đây và từ Niềm tin cốt lõi “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” của Thánh Hồ Chí Minh, cuốn sách đề xuất Hệ thống triết lý cho Việt Nam phát triển bắt đầu từ công thức: Việt Nam cường quốc = Người Việt tự do sáng tạo + Thần đạo Việt Nam mạnh mẽ + Văn minh của các cường quốc phương Tây phát triển nhất, và muốn phát triển bứt phá, Việt Nam phải trở thành Quốc gia biển, cũng như bổ sung thêm cấp “Vùng” trong Hệ thống Hành chính Quốc gia,…
Năm 2019, cuốn “Việt Nam thế kỷ 21 – Niềm tin, Chính thể, Con người” được tái bản có bổ sung lần 2 và được giới thiệu cùng hai ấn phẩm nhỏ khác, đó là “Việt Nam 2019 – 9 việc cùng Nghĩ. cùng Làm” và “Think Tank, Quyền lực thứ 5 – Từ Lãnh đạo hóa đến Khoa học hóa quyết sách”. Ba cuốn này đã được gửi đến Giới Tinh hoa của Nhóm Chính thể gồm Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Ủy viên Trung ương Đảng, các Đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ và các cơ quan liên quan.
Thấy rõ, việc “Thay Cũ, Đổi mới” là hai mặt của một vấn đề, bởi muốn không rơi vào “Khoảng trống của Niềm tin và Sức mạnh”, thì khi thay “Cũ”, phải sẵn có “Mới” để đổi; Cho nên, trong các cuốn sách vừa được nêu trên chú trọng trước hết là góp phần xây dựng Hệ thống Triết lý mới để từ đây hình thành Niềm tin mới, Chính thể mới, Con người mới cho Việt Nam thế kỷ 21.
Bình luận