Cũng như Việt Nam, Nhật Bản chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Nho giáo, Đạo Lão, Đạo Phật đến từ Trung Quốc có vị trí không nhỏ với nền văn hóa, kinh tế Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19, tư duy bảo thủ đã dẫn Nhật Bản đến nguy cơ suy sụp. Thiên hoàng Minh trị và các cố vấn cho là để thoát tình trạng này, đầu tiên phải kết bạn với Mỹ và châu Âu để thu nhận tri thức mới; Qua đó Nhật Bản có vị thế trên trường quốc tế. Nhà vua học hỏi từ phương Tây, cho rời thủ đô từ Kyoto về Edo và đổi tên thành Tokyo.
Ảnh: Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) lên ngôi khi 16 tuổi, là Thiên hoàng thứ 122, trị vì từ ngày 3/2/1867 đến khi mất. |
||
Giải thích về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, có nhiều nghiên cứu cho rằng, đó là do Đổi mới Công nghệ hay “Thoát Trung”,… Tuy nhiên, có một cách nhìn khác, đó là Minh trị Thiên hoàng và bộ máy Chính thể của ông đã cùng lúc, triệt để, toàn diện, đồng bộ Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa. |
||
Ảnh: Một Lễ hội Thần đạo ở Nhật. |
||
Đổi mới Chính trị và Đổi mới Thể chế là để đặt quan hệ gắn bó với Mỹ và Châu Âu, cũng như để Người Nhật tự do sáng tạo. Trong khuôn khổ này, vị Hoàng đế trẻ ký Tuyên thệ, lập nên Quốc hội để cùng thảo luận với dân chúng về các Quyết sách Quốc gia; Mọi người dân phải lo việc nước, mở ra cơ hội, việc làm, tìm công danh sự nghiệp; Xóa bỏ các pháp luật lỗi thời, tàn bạo. | ||
Ảnh: Một miếu thờ Thần trên núi. |
||
Về Văn hóa, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành đổi mới với trọng tâm là đưa Thần đạo Nhật Bản trở thành Tôn giáo Quốc gia, Tôn giáo của tất thảy người Nhật. Vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi các Tôn giáo ngoại lại chỉ thiên về tu thân và hoằng dương đạo pháp hơn là chú ý đến các vấn đề liên quan đến xây dựng tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc, sự phục hưng Thần đạo đã thực sự là nền tảng quan trọng cho một “Nhật Bản mới” thời Minh Trị. Ảnh: Sáng mồng 5 Tết Kỷ Hợi (9/2/2019), hàng vạn người đã thăm chùa Tam Chúc ở Hà Nam quy mô khoảng 5000 ha, với 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và nhiều báu vật. Theo các báo, Việt Nam tuy còn nghèo nhưng khi xây dựng xong thì Tam Chúc sẽ là quần thể chùa lớn nhất thế giới. Chìa khóa mở ra tương lai phát triển cho Nhật Bản đến từ Văn hóa truyền thống, Danh dự, Lòng tự tôn dân tộc kết hợp với Tri thức tiến bộ và hiện đại của nhân loại. |
Bình luận