Quốc gia Văn hóa là Quốc gia ở đó Con người hài hòa với Con người, với Thiên nhiên, với Đức tin, và ai cũng hướng tới Cộng đồng và Tổ quốc

Thế giới lấy GDP (Tổng Sản phẩm Quốc nội) làm thước đo; Riêng Bhutan sử dụng GNH (Tổng Hạnh phúc Quốc dân) với bốn nội dung: 1. Phát triển bền vững; 2. Bảo vệ Môi trường; 3. Bảo tồn Văn hóa; 4. Lãnh đạo tốt.

Ảnh: Trẻ em 2 tuổi ở Đức đã học cách phân loại rác.

Bhutan thu nhập chỉ 1.800 USD/người/năm, song trẻ em đi học miễn phí, được trợ cấp sách vở. Bhutan không bắt học sinh phải giỏi, mà muốn có công dân tốt. Ở Bhutan, người dân và khách được chăm sóc sức khỏe miễn phí. Tuy 30% dân còn nghèo, song ít ai lo thiếu thuốc, con cái thất học. Nhờ thay đổi, chỉ 20 năm, tuổi thọ ở Bhutan tăng gấp đôi, 100% trẻ em được tới trường.

Ảnh: Paro Taktshang, tu viện Phật giáo nổi tiếng ở Bhutan.

Vua Bhutan cho rằng, quyền lực tuyệt đối chỉ tốt khi vua sáng suốt, còn khi vua đã kém chí khí, lại kém cả tài đức thì đất nước sẽ thiệt hại nặng nề, vì thế năm 2008, Đức Vua tự thúc đẩy Dân chủ hóa, tự chuyển quyền chọn lãnh đạo từ mình vào tay nhân dân qua Nghị viện. Đây là mấu chốt để có Lãnh đạo tốt, một trong 4 nhân tố cấu thành Hạnh phúc Quốc gia.

Ảnh: Vua, Hoàng hậu Bhutan với học sinh; bế con thần dân và trong ngoại giao.

Bhutan có quan hệ ngoại giao với nhiều  nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Việt Nam… song lại không có quan hệ với Trung Quốc vì cho là quốc gia này có tính Đại Hán và bành trướng, dù hai nước có biên giới chung gần 470 km. Bhutan và Đức là hai ví dụ về Quốc gia Văn hóa tiên tiến và dĩ nhiên là tấm gương để Việt Nam xem lại mình.

Bình luận