Không chỉ Việt Nam, mà Thế giới cũng tôn vinh Hồ Chí Minh như vị Thánh. Văn hóa Hồ Chí Minh là tiêu biểu Sức mạnh Văn hóa Việt Nam

Nikita Khơrutxôp, Bí thư thứ nhất (tức Tổng Bí thư) BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô nói: “Trong đời sống chính trị của tôi, không ai làm tôi ấn tượng đặc biệt như Hồ Chí Minh. Những người theo tín ngưỡng hay nói đến các vị Thánh. Đúng vậy, với cách sống và uy tín của mình với nhân dân, Hồ Chí Minh đúng là một vị Thánh, một vị Thánh Cách mạng”.

Ảnh: Tranh Bác vẽ trên bìa cuốn sách “Bản án Chế độ Thực dân Pháp”.

Năm 1946, Họa sĩ nổi tiếng Picasso gặp Bác Hồ khi Người là thượng khách của Chính phủ Pháp. Ông thích thú nói với Bác về bức tranh người phu gầy gò kéo một người Âu to béo ở tờ Le Paria: Chỉ mấy nét vẽ này, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tàng ẩn. Nếu anh tiếp tục con đường hội họa thì cũng có thể là một danh họa. Nhưng, hôm nay anh Nguyễn đã là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đi đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của một dân tộc”.

Nhà thơ Nga Kunaiep khắc họa chân dung Hồ Chí Minh bất hủ: “Người là hiện thân mọi trí tuệ nhân tâm; Trên vầng trán Người bao nhiêu thế kỷ thu hình; Nhân loại từ ngàn xưa có bao nhiêu nhà hiền triết; Có phải chính Người? Trầm ngâm như núi tuyết; Mênh mông như biển cả; Hồ Chí Minh, Người rất trẻ, dù chòm râu và mái tóc Người bạc trắng; Người là hiện thân của Sức mạnh Niềm tin; Nụ cười của Người có tất cả những mùa xuân”.

Tờ Time danh tiếng (ra đời năm 1923) của Mỹ và Thế giới được biết đến như một tạp chí tôn vinh các nhân vật và sự kiên tiêu biểu của Nhân loại, và đặc biệt, chỉ những ai có các hoạt động tác động tới Thế giới mới được có mặt trên bìa tạp chí. Với tiêu chí như thế, hiếm ai được 5 lần xuất hiện trên bìa tạp chí này và nhất là lại được ca ngợi ở đây như Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Loạt ảnh bên là bìa Tạp chí Time, từ trên xuống là các số ra ngày 22/11/1954; ngày 14/1/1966; ngày 16/7/1965; ngày 12/9/1969 và ngày 12/5/1975.

Lần đầu tiên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên bìa Tạp chí Time danh tiếng ngày 22/11/1954 với chủ đề Hồ Chí Minh của Đông Dương. Chọn chủ đề này, tạp chí Time viết về ảnh hưởng của Lãnh tụ Hồ Chí Minh ở tầm khu vực và quốc tế, qua việc Người từ Việt Bắc trở về Hà Nội và được nhân dân đón chào.

Ngày 14/1/1966, hình ảnh Hồ Chí Minh lần thứ hai trên bìa Tạp chí Time với chủ đề “Cuộc tấn công của Mỹ và sự đáp trả của Cộng sản”. Bìa có 2 bức ảnh: Tổng thống Mỹ Johnson và các cố vấn; Chủ tịch Hồ Chí Minh với Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Shelepin. Qua đây thấy nhờ Luận điểm “Độc lập và Đồng minh là một”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến cuộc chiến Việt Nam thành cuộc chiến quốc tế và buộc Tổng thống Mỹ: “Phải quyết nước Mỹ sẽ đi về đâu trong chiến tranh Việt Nam”.

Một năm sau ngày Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện ở bìa Tạp chí Time số ra ngày 16/7/1965 với chủ đề “Việt Nam: Miền Bắc không khoan nhượng”. Tạp chí Time giải thích sức mạnh Việt Nam có từ Đức tin Hồ Chí Minh, khi viết: “Hồ Chí Minh là thế, vị Thánh râu dài của nước Việt Nam. Ông đưa ra lập trường kiên định của mình, và cả đất nước của ông sẵn sàng chiến thắng hay là chết cùng ông”.

Ngày 12/9/1969, chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện trên bìa Tạp chí Time là số ra với chủ đề “Kỷ nguyên mới ở Bắc Việt Nam”. Tạp chí viết, dù Người đã mất, song nhờ kiến tạo, truyền bá và thực hành Niềm tin mới, Chính thể mới, Văn hóa mới, Hồ Chí Minh đã đưa đất nước đến Kỷ nguyên mới.

Ngày 12/5/1975, chân dung Hồ Chí Minh trên bìa Tạp chí Time cùng với dòng chữ lớn “Người Chiến thắng”, cho dù Người đã mất 6 năm trước. Lần này chủ đề là “Cái gì tiếp theo ở châu Á?”. Tạp chí Time khẳng định sức mạnh và sự bất diệt của Chủ thuyết, Văn hóa, Đức tin Hồ Chí Minh và Việt Nam nhất định phát triển.

Ảnh: Tranh vẽ làng quê Việt Nam.

Từ đây thấy, nếu như Triết lý “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” đã mở ra Kỷ nguyên Độc lập cho Việt Nam, thì bộ đôi Triết lý “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” và “Tin cậy lẫn nhau, Phối hợp Hành động” của Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc đã kích hoạt tiến trình đưa Việt Nam trở thành một Quốc gia Văn hóa và Hùng cường, mở ra Kỷ nguyên Việt Nam phát triển, đáp ứng khát vọng cháy bỏng của Dân tộc.

Tính Bao dung và Minh triết giúp Lãnh tụ Hồ Chí Minh diễn đạt rõ nét về Triết lý Phát triển: “Khổng Tử, Giêsu, Các Mác, Tôn Dật Tiên, các vị chẳng giống nhau đó sao?Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy”. Phải hiểu: “Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy”, cũng có nghĩa là: Tôi không phải học trò của riêng vị nào cả. Đây là điều rất rõ. Song không rõ vì sao ta vẫn “Duy vật hóa” Bác Hồ và gọi Bác là “Học trò” của Mác-Lênin; Nói thế đã không đúng sự thực, lại tự hạ thấp mình, hạ thấp Bác Hồ, hạ thấp đất nước.

Ảnh: Một giếng nước cổ ở Hoàng thành Thăng Long. Giếng cổ nhất ở đây là giếng Đại La, có từ thế kỷ thứ 7, sâu 5,9m. Thành giếng xếp gạch kiểu 4 hàng nằm, 1 hàng đứng. Gạch xếp khít, ngăn đất, bùn chỉ giữ lại nguồn nước ngầm trong vắt. Lớp gạch trên của giếng thời Đại La là gạch vồ thời Lý. Người ta cho rằng, vì coi nước mạch là tinh của đất, nên vua Lý Thái Tổ vẫn dùng các giếng sẵn có.

Bình luận