Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Đáp ứng nhu cầu xã hội, và thị trường là tiêu chuẩn đánh giá tính Hiệu quả và Giá trị của hoạt động khoa học”

Nhà nghiên cứu Hà Tuấn Trung, Thành viên Hội đồng cố vấn Viện Nghiên cứu – Think Tank SENA, Tổng Biên tập trang web “Think Tank Vietnam”, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm tra, cho rằng, khoa học, nhất là Lịch sử cần minh bạch, trước hết cần làm rõ về Hồ Chí Minh. Trong cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới, Văn hóa mới”, tháng 12/ 2012, ông viết:

“Ngày 3/2/1930, khi hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đề ra Chính cương vắn tắt, chủ trương Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế…Đảng phải tập họp đại bộ phận giai cấp công nhân và nông dân, vận động tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi với giai cấp công nhân … Phải nêu cao khẩu hiệu Việt Nam độc lập, đồng thời liên lạc với các dân tộc bị áp bức.

Ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo chỉ đạo từ Quốc tế Cộng sản, Trần Phú bác bỏ Chính cương này, vì cho là: “Chính cương vắn tắt đã phạm sai lầm chính trị nguy hiểm vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh” (Văn kiện Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998, tập 2, tr. 110). Thay vào đó là Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn được Hội nghị Trung ương thông qua ngày 31/10/1930, đặt Đấu tranh giai cấp là chính, đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đường lối đó dẫn đến khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu: “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, kết quả cách mạng tổn thất nghiêm trọng và thoái trào tệ hại! Trần Phú bị bắt và hi sinh, lớp kế tiếp là Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong chưa từ bỏ sai lầm, vẫn cản trở Hồ Chí Minh tham gia lãnh đạo cách mạng.

Năm 1938, khi Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư, mới phần nào trở lại tinh thần Hồ Chí Minh với chủ trương: “Liên hiệp các tầng lớp nhân dân và các lực lượng tiến bộ, không phân biệt chính kiến, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc…”. Chỉ khi Trường Chinh làm Tổng bí thư từ tháng 11/1940, thay Nguyễn Văn Cừ bị Pháp bắt và hi sinh thì Thường vụ TW mới cử người sang Trung Quốc đón Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Ảnh: Nhà nghiên cứu Hà Tuấn Trung, khi đương chức tại Hội nghị chuyên đề giải quyết thư tố cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, năm 1994.

Bình luận