Chênh lệch giữa Việt Nam và các nước phát triển, trước hết là chênh lệch về Văn hóa và Niềm tin, không đơn thuần chỉ về thu nhập GDP  

Báo cáo ngày 4/1/1920 của mật thám Pháp viết: “Ông Quốc đã ở bên Hoa Kỳ 6 năm, bên Anh 4 năm và làm bất cứ nghề gì để sống và học hỏi. Ông đặc biệt chú ý vấn đề chính trị thuộc địa của người Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Ông nói, viết tiếng Anh hoàn hảo, đọc được tiếng Ý và một ít tiếng Tây Ban Nha”.

Báo cáo ngày 20/1/1920 của mật thám Pháp viết: “Hỏi: Bao giờ anh viết xong sách? Đáp: Tôi không thể trả lời ngay được vì tôi cần rất nhiều tài liệu. Tôi không muốn tự viết lấy vì như thế sẽ không có giá trị thật sự. Tôi sẽ dùng những đoạn trong sách của họ viết về thực dân Pháp và làm cho đậm nétHỏi: Làm thế nào xuất bản? Anh biết việc ấy cần tiền chứ? Đáp: Điều tôi làm giản dị thôi. Sau khi biết giá tiền in, sẽ bán thân tôi như một tên đầy tớ. Chả lẽ tôi không biết đánh giày hay dọn bàn?

Ảnh: Nhà Văn hóa Hồ Chí Minh trở lại nước Pháp, song lần này là với tư cách Chủ tịch một nước Việt Nam Độc lập vào năm 1946.

Báo cáo của mật thám Pháp từ ngày 9 đến 16/3/1920 viết: “Ông Quốc đã hoàn thành xong việc viết sách. Ông nói là đã dành được 300 Franc. Số tiền này để in lần đầu, sau đó ông sẽ đi xuống Pont làm nghề ảnh để in lần thứ nhì. Theo ý tôi, ông không có hội kín nào đó cung cấp tiền bạc. Vì ông là một người rất tự trọng, muốn quyển sách ấy được xuất bản do chính tiền dành dụm của mình”.

Ảnh: Hashimoto Sanai, nhà Giáo dục và nhà Đổi mới của Nhật Bản.

Hashimoto Sanai sinh năm 1833, tinh thông 3 ngoại ngữ  Anh, Đức và Hà Lan, là người đặt nền móng để 30 năm sau, Nhật Bản thực hiện Duy Tân. Ông viết “Luận văn về khai sáng” năm 1848, khi 15 tuổi, luận về giá trị tính độc lập trong tư tưởng mỗi cá nhân. Khi 23 tuổi, ông đề xướng hiện đại hoá nền giáo dục Nhật, và làm hiệu trưởng trường Meikokan, một trường theo mô hình châu Âu. Khi 24 tuổi, ông đề xướng mở rộng giao thương với Mỹ và cải tổ Thể chế làm nền tảng cho phát triển kinh tế. Khi 25 tuổi, ông phải tự sát vì bị phái bảo thủ chống đối và thúc ép. Cái chết của ông thúc đẩy tinh thần canh tân của Nhật Bản thêm mạnh mẽ.

Bình luận