Think Tank là tên gọi một loại hình tổ chức tập họp các chuyên gia giỏi trong nhiều chuyên ngành khác nhau nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao… với mục tiêu cuối cùng là đề xuất Lý thuyết, Sách lược, Giải pháp… có tính tư vấn cho Tầng lớp lãnh đạo quốc gia. | ||
Franklin Collbohm, một trong những người sáng lập công ty RAND (Think Tank xếp hạng thứ 4 ở Mỹ, có 1600 nhân viên), định nghĩa Think Tank là “Nhà máy Ý tưởng”, là trung tâm tư tưởng chiến lược dám thách thức và coi thường mọi uy quyền, dám vượt qua mọi trí tuệ hiện có, để đề xuất những chủ trương, chính sách góp phần cho Chính phủ và xã hội phát triển. Theo định nghĩa nguyên thủy thì Think Tank là một tổ chức xã hội, hoạt động độc lập với chính quyền. Think Tank không nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội hoặc thiên nhiên mà tập trung nghiên cứu để hình thành các giải pháp, các quyết sách có tính khả thi nhằm đáp ứng các đòi hỏi của tình hình trong một thời kỳ nhất định. Các kết quả này thông thường được Think Tank công bố trên các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông và các hình thức trao đổi thông tin khác nhằm tranh thủ sự tán thành của công chúng và sự chú ý của lãnh đạo quốc gia. |
Chức năng chính của Think Tank là: 1) Đề xuất ý tưởng; 2) Giáo dục, hướng dẫn dư luận; 3) Tập hợp Tinh hoa. Trong tiếng Anh, Think là suy nghĩ, ý nghĩ, ý tưởng, tư tưởng, Tank là cái thùng (bồn, vựa), còn có nghĩa là xe tăng. Các dịch giả Trung Quốc dịch Think Tank là Túi tri thức (“trí nang đoàn”) hoặc Kho trí thức (“trí khố”). Ở Việt Nam có người dịch là “Kho Tư tưởng (Ý tưởng)”, “Kho Trí tuệ (Trí thức)”, “Vựa (Bồn) Trí tuệ”, “Biển Trí tuệ”, “Nhóm chuyên viên (hoặc Tổ chức) tư vấn”…
Tất cả các từ được dịch ra tiếng Việt vừa nêu trên đều chưa được sử dụng rộng rãi, quan trọng là không nói được hết ý, hơn nữa hiện nay lại chưa có một từ Việt tương đương được nhất trí thừa nhận, cho nên hiện phổ biến và tốt hơn cả cách dùng Think Tank như một danh từ tiếng Việt (viết hoa, không có số nhiều). Nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc sử dụng nguyên từ Think Tank mà không dịch ra tiếng nước mình.
Từ sau Thế chiến II, giới trí thức phương Tây nhận thấy trong thời đại vừa Cạnh tranh vừa Hội nhập toàn cầu, mỗi quốc gia muốn tiến nhanh thì phải hết sức hạn chế các quyết sách sai lầm. Thế nhưng khó chính phủ nào tránh được sai lầm trong khi đưa ra các quyết định chiến lược trên mọi lĩnh vực.
Nguyên nhân gây ra sai lầm thường là do sự chủ quan, thiếu toàn diện của cơ quan ra quyết sách (Ban lãnh đạo và các cơ quan Nghiên cứu – Tư vấn của Ban Lãnh đạo). Trong trường hợp này, nếu có việc tiếp thu và sử dụng ý kiến tư vấn của bên thứ ba – của các cá nhân hoặc tổ chức tư vấn độc lập với nhà nước (tức Think Tank), thì mức độ phạm sai lầm sẽ giảm đáng kể.
Xã hội phương Tây từ rất sớm đã có nhiều cá nhân (điển hình là giáo sư các trường đại học) hoặc tổ chức, đoàn thể tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược của nước mình hoặc thế giới; do độc lập với nhà nước nên họ có khả năng xem xét vấn đề một cách khách quan, toàn diện và đưa ra các giải pháp, chủ trương hợp lý.
Từ những bài học này, 15 năm trước, vào tháng 1/2004, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra chỉ thị phải làm cho Tầng lớp tri thức trở thành các Think Tank của Chính thể. Từ đây hàng nghìn cơ quan khoa học đã tiến hành nghiên cứu phản biện, nhiều tổ chức dạng Think Tank ra đời.
Chủ tịch Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình cũng quan niệm: Think Tank là một phần của Quản trị quốc gia hiện đại. Từ đây và với tham vọng đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc đã mời Viện Broockings, Think Tank hàng đầu của Thế giới, kết hợp với Đại học Thanh Hoa, Đại học hàng đầu của Trung Quốc để mở ra Trung tâm Broockings – Thanh Hoa tại Bắc Kinh.
Ngoài ra, Think Tank còn là nơi đào luyện các nhân tài, là “Đội hậu bị” cho Chính thể, vì từ sau Thế chiến II, các tổ chức Think Tank phát triển rất mạnh trong các quốc gia phương Tây; trong thực tế các tổ chức này đã có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc ấn định các quyết sách của nhà nước hoặc chính đảng, của các ứng viên nghị sĩ quốc hội hoặc ứng viên Tổng thống.
Do quan niệm Think Tank là quyền lực thứ năm, tiếp theo bốn quyền lực khác là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và Thông tin đại chúng, cũng như thấy được các lợi ích to lớn khác của các tổ chức này nên Chính phủ và Doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội và cá nhân ở các nước phương Tây đã ra sức khuyến khích thành lập và cung cấp kinh phí cho các tổ chức Think Tank.
Ảnh: Lá cờ của Phật Giáo. Lá cờ Phật giáo được thiết kế với sự đóng góp tích cực của Cư sĩ Đại tá Hoa Kỳ Henry Steel Olcott, và được sử dụng trong Phật đản ngày 28/4/1885. Ngày 25/5/1950, tại Hội nghị Phật giáo quốc tế ở Thủ đô Colombo, Sri Lanka, với 26 nước tham dự, lá cờ Phật được nhất trí chấp nhận như một sự thống nhất của Phật giáo thế giới. Ngày 24/2/1951, Hòa thượng Thích Tố Liên (1903-1977), đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đã mang lá cờ Phật về Việt Nam. Đại tá Hoa Kỳ Henry Steel Olcott là một anh hùng trên hai mặt trận: Nội chiến ở Hoa Kỳ và tu hành theo Phật giáo ở Sri Lanka. Ở Hoa Kỳ, do nghiêm khắc chống tham nhũng nhưng giải quyết thấu tình đạt lý, khiến bao sĩ quan trẻ tuy tham ô móc ngoặc song đã trở thành người tốt. Vì sự dũng cảm, tình yêu thương, trí tuệ và đạo đức trong sáng nên ông được Chính phủ Hoa Kỳ đánh giá: “Sĩ quan Henry Steel Olcott rất quan trọng với quốc gia và dân tộc, bởi những chiến công oanh liệt và là vị quan nổi tiếng thanh liêm”. Cựu Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka nói: “Cư sĩ Henry Steel Olcott là một trong những vị Anh hùng Phật tử, đấu tranh cho nền Độc lập của chúng ta và là một người tiên phong trong Phục hưng nền Văn hóa Phật giáo ngày nay”. |
||
Có thể mượn lá cờ của Phật Giáo để minh họa cho sức mạnh “xe tăng” của Think Tank. Cờ của Phật Giáo gồm 5 dải mầu riêng rẽ và dải mầu thứ 6 được cấu thành từ 5 mầu kia. Tất cả tượng trưng cho vầng hào quang được tin là đã tỏa ra từ Đức Phật Thích-ca khi Ngài Giác ngộ. Trong đó, 5 màu sắc đại diện cho ngũ căn, ngũ lực của Như Lai là Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Vậy nếu mỗi mầu sắc tượng trưng cho sức mạnh mỗi Giới tinh hoa của 5 Tầng lớp xã hội, bao gồm Tầng lớp Chính thể, Tầng lớp Kinh tế, Tri thức, Cộng đồng và Tầng lớp Tôn giáo; thì giống như dải màu thứ 6, Think Tank chính là sức mạnh tổng hợp được sinh ra từ sự kết nối (Liên kết và Thống nhất) sức mạnh của 5 giới Tinh hoa. |
||
Ảnh: Tượng Mục sư Luther King và Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Mỹ. Mục sư và Thiền sư là Tinh hoa của Tầng lớp tôn giáo Thế giới. Thiền sư nói: “Đau khổ là do bị mắc bởi các Quan điểm, chỉ thoát khỏi chúng mới có Tự do”. Năm 1967, Mục sư Luther King đề cử Thiền sư giải Nobel Hòa bình và nói:“Tôi chưa từng biết ai xứng đáng với giải Nobel Hòa bình hơn vị tu sĩ Phật giáo Việt Nam này”. Thiền Sư cả đời vì Hòa bình, kết hợp hài hòa Đông và Tây, tiên phong đưa “Chánh Niệm – Tỉnh Thức” giúp hàng triệu người trên thế giới tự chuyển hóa, chế tác bình an để có Hòa bình cho mình; Bởi, Hòa bình của Cộng đồng, Quốc gia và Nhân loại sẽ đến từ Hoà bình của mỗi Cá nhân.
Ảnh: Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm. Hòa thượng là một trong các Tinh hoa của Tầng lớp tôn giáo Việt Nam, ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,… |
Bình luận