Gần 30 năm ở trung tâm văn minh châu Âu và ngọn nguồn tinh hoa của những cuộc Cách mạng Thế giới của Mỹ và Pháp, Lãnh tụ Hồ Chí Minh có một tri thức đồ sộ về văn hoá phương Tây. Những chuyến đi gần như vòng quanh thế giới cùng với thời gian sống ở Mỹ, Anh, Pháp đã thực sự mang lại cho Người lòng ngưỡng mộ tinh thần tự do và cảm thông sâu sắc với đời sống của những người lao động.
Ảnh: Nhạc sĩ Văn Cao, Tác giả bài Tiến Quân ca, Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
||
Sự tham gia của Người ở các hội thảo Văn học, Triết học, Chính trị, Kinh tế ở các câu lạc bộ, cũng như ở các nhà máy, bảo tàng, danh lam cổ tích, thư viện,… đã mang đến cho Lãnh tụ Hồ Chí Minh các giá trị văn hóa phương Tây như chủ nghĩa lãng mạn, sự phân tích khoa học và lý tính, sự hiểu biết chính trị. Chính từ đây, Hồ Chí Minh đã sớm tìm thấy chủ nghĩa nhân văn, khát vọng tự do, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng chống chế độ nô lệ và sự áp bức trong nhiều sách của phương Tây khi đó, như của Shakespeare, Victor Hugo, Emile Zola, Anatob France, Léon Tolstoi, Prudhon,… Đây là một trong các cơ sở để Nguyễn Ái Quốc sáng tạo ra những tác phẩm văn có mục đích giải phóng con người, với lý tưởng về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Nhân đạo, Hoà bình, Hữu nghị và Đoàn kết. Đó là những giá trị văn hóa vĩnh hằng của nhân loại mà Người đã tiếp thu sáng tạo một phần lớn là từ trong văn hóa phương Tây. Ảnh: Mít tinh ở Nhà hát Lớn sau ngày 2/9/1045. Năm 1976 Việt Nam đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đổi tên Đảng từ Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và ngôi sao trên lá cờ đỏ sao vàng năm 1976 cũng khác ngôi sao trên Quốc kỳ năm 1945, với các cánh sao gầy và mảnh hơn. Có ý kiến thắc mắc đã thay đổi đến thế và đã có chủ trương thay đổi Quốc ca, song vì sao lại không thành? Câu trả lời là vì Quốc ca đã được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị Lãnh đạo ở tầm cao Văn hóa chọn, hơn nữa Quốc ca cũng trở thành một biểu tượng Văn hóa, vì thế không dễ gì thay đổi bằng cách “Ra lệnh”. |
Bình luận