Đưa Việt Nam thành quốc gia Văn hóa và “cùng Nghĩ, cùng Làm”, thay vì “Đưa nước ta thành nước công nghiệp” và “Công nhân là giai cấp lãnh đạo”

Các cuộc Cách mạng công nghệ làm thay đổi hình thức và cấu trúc Lao động. Ví như ở thế kỷ 20, Kinh tế Công nghiệp sinh ra Lao động Công nhân, còn ở thế kỷ 21 Kinh tế Tri thức sinh ra Lao động Tri thức. Vì thế, trên thế giới tỷ lệ Lao động Công nhân đang giảm xuống còn ít hơn 10%.

Ảnh: Sơ đồ 4 nền Kinh tế của Colin Grant. Theo đó thế giới có 4 Xu thế tất yếu. Một: Tỷ lệ Kinh tế Nông nghiệp suy giảm; Hai: Tỷ lệ Kinh tế Công nghiệp thu hẹp;Ba: Tỷ lệ Kinh tế Dịch vụ tăng; Bốn: Tỷ lệ Kinh tế Liên kết Số, có từ cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ 4 tăng. Đây là nguyên do làm Lao động Công nhân thu hẹp, Lao động Dịch vụ Lao động Liên kết Số tăng lên.

Điều này cho thấy tầm nhìn xa, trông rộng của Lãnh tụ Hồ Chí Minh khi lấy cảm hứng không từ Chủ nghĩa Cộng sản mà từ lòng Yêu nước, yêu Tiến bộ và chọn tên Nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tên Đảng là Đảng Lao động.

Ảnh: Giáo sư Peter Drucker (1909-2005). Thế giới tặng ông nhiều  danh hiệu cao quý như “Người sáng lập Quản lý Hiện đại”, “Nhà Chiến lược của thế kỷ 21”,… Dòng tiếng Anh trong ảnh là câu Giáo sư hay nói. Tạm dịch là: Kém Văn hóa, sẽ yếu Chiến lược và ngược lại. Khi nói về xây dựng đất nước thời hậu chiến, Cụ Hồ cũng có quan điểm tương đồng khi đặt “Đàng hoàng hơn”, trước “To đẹp hơn”.

Muốn có Sản phẩm mới cần Đổi mới “Cách nghĩ”, Đổi mới “Cách làm”. Về việc này, Giáo sư Drucker viết: “Đổi mới trước hết là một cuộc Cách mạng về các Quan điểm”. Vậy trước hết, trong Lý luận khuyến khích việc bỏ thuật ngữ “Trái đường lối” hay “Phản bội Chủ nghĩa”, bởi Đổi mới Tư duy là cốt để sáng tạo Đường lối mới, Chủ nghĩa mới.

Bình luận