Hội nhập trong thế kỷ 21 không chỉ để thu hút về công nghệ hay đầu tư, mà là chú trọng thu hút các giá trị Văn hóa và Tinh thần của Nhân loại

Cách đây gần 10 năm, vào tháng 12/2009, sang thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao, khi trả lời phỏng vấn, Giáo sư Susan Schwab nguyên Đại diện Thương mại Mỹ đã nhấn mạnh, để không bị Mỹ và thế giới lãng quên, Việt Nam cần phát triển khác với Trung Quốc về mọi phương diện, từ Ngoại giao, An ninh, Quốc phòng đến Văn hóa và Kinh tế, Xã hội.

Ảnh: Người dân Israel 50 năm trước. Khi đó Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn Israel nhiều lần.

Theo bà, hầu hết tập đoàn lớn tuy đang góp mặt ở Trung Quốc, song không muốn phụ thuộc Trung Quốc, họ không muốn đây phải là nơi sản xuất và thị trường duy nhất. Họ có thể đến đâu? Theo bà Susan, không cần những biến động, Việt Nam là một trong những điểm đến của họ.

Ảnh: Nông nghiệp Israel 50 năm sau.

Bà Susan nói, Việt Nam không nên biến mình thành “Trung Quốc nhỏ”, vì theo bà, Trung Quốc đang quay lại với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong kinh tế, và đây là một trong không ít điều về Trung Quốc khiến nước Mỹ “không hài lòng”.

Bà Susan nhấn mạnh: “Trung Quốc rồi sẽ phải trả giá cho cách làm ngắn hạn của mình”; Những điều bà Susan nói đang trở thành hiện thực. Vì thế, càng cần chú ý những lời khuyên của Bà: “Chính phủ Việt Nam có thể làm khác Trung Quốc, đó là cởi mở, không hạn chế internet và chống tham nhũng thực sự. Theo bà: “Đóng cửa với internet, sẽ làm mất đi cơ hội giáo dục, thương mại qua mạng và cập nhật các chương trình ứng dụng tin học mới”.

Ảnh: Tình trạng hàng trăm, hàng nghìn ha đất nông nghiệp bỏ hoang ở Việt Nam đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, người Việt vẫn hào hứng với công nghệ “tưới nhỏ giọt”, “nông nghiệp nhiều tầng” của Israel, mà ít chú ý về Văn hóa và Triết lý về Kinh tế, Công nghệ của họ.

Bình luận