Khi Lãnh tụ Hồ Chí Minh mất vào năm 1969, hơn 22.000 bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới bày tỏ lời ca ngợi Người và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Ngay những người ở bên kia chiến tuyến cũng đánh giá Người bằng những lời lẽ kính trọng như một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước, cũng như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị áp bức và bóc lột trên thế giới.
Ảnh: Đền thờ Đức Thánh Hồ Chí Minh trên núi Ba Vì.
Nhiều tác giả Mỹ đã viết về Cụ Hồ như là một nhà Cách mạng ái quốc gần với Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson. Một tác giả tên là Kutler viết: “Thế giới có một bộ mặt khác vì ông Hồ, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược của ngoại quốc.”
Ảnh: Cổng Đền Thượng thờ Đức Thánh Tản trên núi Ba Vì.
Nhà báo Úc Wilfred Burchett, người từng được Ngoại trưởng Kissinger nhờ làm trung gian giữa Mỹ và Việt Nam, trong cuốn “Việt Nam sẽ thắng” năm 1968 và cuốn “Châu chấu và Voi – Tại sao [Nam] Việt Nam sụp đổ” năm 1977, có đoạn: “Không phải là Các-Mác, Lênin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ”.
Ảnh: Bàn thờ Mẫu Cửu trùng thiên trên đỉnh núi BaVì.
Trong nhiều đền chùa trên toàn quốc, người Dân làm thêm ban thờ cho Đức Thánh Tổ Trung hưng Hồ Chí Minh, điều này có ý nghĩa, Con người, Văn hóa, Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn “Trong lòng dân tộc”. Người Việt kính yêu Con người, Văn hóa Hồ Chí Minh với cốt lõi là Bình đẳng – Hòa hợp – Sáng tạo, và mỗi người đều thấy mình trong đó và tìm thấy ở đây những gì làm cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó không chỉ là Nhân văn và Khoa học, mà còn là Minh triết, Văn hóa và Niềm tin.
Bình luận