Thiếu Niềm tin Quốc gia sẽ khó có Niềm tin Cộng đồng; Thiếu Niềm tin cốt lõi sẽ khó có Niềm tin lan truyền; Thiếu “Hội nhập Dân tộc” sẽ khó có “Hội nhập Quốc tế

Trung đoàn trưởng Huỳnh Văn Nghệ, người đã từ Niềm tin Độc lập để làm ra bài thơ “Nhớ Bắc” đến nay vẫn lay động lòng người và nổi tiếng với câu “Một thủa mang gươm đi mở cõi; Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”; Giữa bom đạn và khó khăn, nhưng ông vẫn có các câu thơ đầy hào khí như nói về những ai đang Kiến tạo Niềm tin Mở đường Đổi mới, mà thời bây giờ khó có do thiếu Niềm tin cốt lõi và Niềm tin lan truyền:

Ta đi, gót nhịp vang đường đá,
Mắt phóng nhìn xa qua lớp mây
Ngực nở thấm nhuần trăm thứ gió
Rượu đời cạn chén chẳng hề say

Ảnh: Đoàn quân Nam tiến ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội, năm 1945.

Ảnh: Từ trái: Các ông Huỳnh Văn Nghệ, Lê Duẩn, Nguyễn Bình và Dương Quốc Chính (tức Lê Hiến Mai) thời kháng Pháp. 

Năm 1946, đại tá Pheo-lơ, Tư lệnh Pháp ở Ðông Nam Bộ biết Huỳnh Văn Nghệ viết bài “Nhớ Bắc” liền hỏi: “Ông là người Bắc?” Ông gật đầu; Ðại tá Pheo-lơ sửng sốt: “Vraiment, vous êtes Tonkinois?” (Thật ông người Bắc?) Ông Nghệ từ tốn: Oui! Je suis Tonkinois… mais depuis trois cent ans! (Ðúng, tôi là người Bắc,… từ hơn 300 năm trước!). Chính tình đồng đội, sát cánh chiến đấu của các chiến sĩ từ bốn phương trời, đã làm Chỉ huy Huỳnh Văn Nghệ viết bài thơ “Nhớ Bắc” nổi tiếng, có nhà nghiên cứu gọi là thơ Thần:

Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quê
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Lo
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta
 

 

 

 

 

 

Hiếm ai thích đến một Quốc gia, một Cộng đồng hay một Gia đình mà ở đó ai cũng tự cho mình là “Ưu việt” hơn người và quan niệm “Khác ta là Địch”. Buồn là gần nửa thế kỷ đã qua, vậy mà người một nước, anh em một nhà vẫn giữ Triết lý cũ của thời Đất nước và Gia đình ly tán. Song, đã đến lúc cùng Kiến tạo Niềm tin mới, Chính thể mới, Con người mới cho Cộng đồng và Quốc gia ngày càng Đàng hoàng hơn, To đẹp hơn, Mạnh mẽ hơn.

Ảnh: Thiền sư Thích Nhất Hạnh với người dẫn chương trình nổi tiếng nhất Đài truyền hình Hoa Kỳ. Thế giới gọi ông là “Tông đồ của Hòa Bình”. Ông nói: “Đau khổ là do bị mắc bởi các quan điểm, chỉ thoát khỏi chúng mới có Tự do”.

Ảnh: Lễ hội Đền thờ “Vĩnh Công Nhạc phủ Thượng đẳng thần” ở Thái Bình. Đời vua Hùng thứ 18, Ngài khai khẩn duyên hải, giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt, dân yêu thương gọi là Vua Cha Bát Hải. Sẽ suy ngẫm khi biết là Ngài vốn gần dòng Thủy Tinh, song khu Đền của Ngài lại thờ cả Sơn Tinh.

Bình luận