Năm 1946, Cụ Nguyễn Sinh Khiêm từ Nghệ An ra Hà Nội. Khi cụ xuống ga Hàng Cỏ, đồng bào ùa đến hoan hô vì cho là Cụ Hồ cải trang để “vi hành” thăm dân. Các chiến sĩ gọi điện báo cho Nha Công an Trung ương: “Có một cụ già nói giọng Nghệ Tĩnh, có râu, khuôn mặt rất giống Bác Hồ”. Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương Lê Giản ra đón Bác Cả Khiêm và báo cáo lên Bác Hồ.
Ảnh: Bác Cả Khiêm (trái) và Bác Hồ (phải). Gần đây, trước các việc không thuận lòng dân, xuất hiện tin đồn “Bác Hồ thật” đã mất từ lâu, còn người đọc Tuyên ngôn Độc lập là “Bác Hồ giả”, là Cộng sản người Trung Quốc. Song tin đồn này sẽ ít tác dụng khi người nghe thấy ảnh Bác Cả Khiêm.
Tình hình năm 1946 phức tạp, nhiều hôm Bác Hồ phải rời chỗ ngủ để phòng manh động. Nghe báo cáo, Bác Hồ dặn: Nhờ chú Huỳnh tiếp anh tôi; Anh tôi ở tù ra, cũng thích uống rượu. Nhờ kiếm cho anh một ít rượu trắng loại ngon; một ít sách báo. Cảm thông với anh là tối nay tôi sẽ đến. Đêm đến, Bác mặc áo the, mang ô, đi bộ với Bí thư Vũ Đình Huỳnh và Thư ký Vũ Kỳ đến thăm. Thấy anh trai, Bác ôm và khẽ kêu: “Anh Cả”. Ông Khiêm cũng ôm lấy Bác Hồ và nghẹn ngào: “Chú râu đã dài thế này à?”. Rồi hai anh em ôm nhau khóc.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các bạn Pháp năm 1946. Trong ảnh, Bác ở giữa. Ngoài cùng bên phải là Bí thư Vũ Đình Huỳnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được tin anh Cả qua đời lúc công tác xa, Người phải nhờ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu IV chuyển điện cho họ Nguyễn Sinh ở làng Kim Liên:
“Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Việc Nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Ngày 9/11/1950. Chí Minh.
Bình luận