Nếu các vị Anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…) cả cuộc đời gắn với dân tộc, thì Lãnh tụ Hồ Chí Minh vừa gắn bó với Dân tộc, vừa gắn bó với Thế giới và Thời đại. Tổng Bí thư Trường Chinh cho rằng, nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Sản phẩm Dân tộc” (Produit National) không đủ, vì Người là Tinh hoa Thời đại, do đã tìm ra “Dernier mot” – từ cuối cùng (có thể hiểu là Niềm tin cốt lõi).
Ảnh: Truyền đơn của Cộng đồng Dân sự Việt Minh.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá phương Tây, nhất là Lý tưởng về Dân chủ, Tự do, Tiến bộ; Với “Bản yêu sách 9 điểm (1919), “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), báo “Người cùng khổ (1922-1926), Hồ Chí Minh đã bộc lộ dòng suy nghĩ logic và toàn diện khi tiếp thu các khái niệm Tiến bộ, Tự do, Dân chủ. Dù rằng, khái niệm Tự do, Dân chủ và Tiến bộ chưa hề có trong xã hội Việt Nam và cũng chỉ có ở phương Tây với ý nghĩa đích thực của nó từ thế kỷ 18.
Ảnh: Mít tinh do Việt Minh tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội, tháng 8/1945.
Với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Độc lập – Tự do không chỉ cho Việt Nam, mà còn cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới; Đây là mục tiêu chiến lược, có từ Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp. Năm 1945, mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam, Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn cách mạng Pháp và Mỹ, như khẳng định quyền Sống, quyền Tự do, quyền Bình đẳng và quyền mưu cầu Hạnh phúc cho tất cả mọi người, tất cả các Dân tộc.
Ảnh: Mười Chính sách lớn của Việt Minh.
Bình luận