Việt Nam “Không thể phát triển” là do chưa thực hiện Ba “Tuyên bố” của Lãnh tụ Hồ Chí Minh

Ban Biên tập: Trong bối cảnh có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi, song Việt Nam vẫn lạc hậu; Vì thế, bên cạnh cách xếp hạng các quốc gia thành các Nhóm các nước phát triển và Nhóm các nước đang phát triển, có một vị chuyên gia nước ngoài đã đặt ra một cách xếp hạng mới, đó là nhóm các nước “Không chịu phát triển”. Theo ông, đến nay nhóm này duy nhất chỉ có một nước, đó là Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều người chưa đồng ý với cách xếp hạng này bởi Dân tộc Việt Nam có khát vọng phát triển. Vì thế, đó không phải là lý do làm Việt Nam lạc hậu.

________________________________________________________

Tháng 5/1945, phe Đồng minh, trong đó có Liên Xô, chiến thắng Phát xít. Uy tín của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản lên cao, song với Tầm nhìn xa rộng, ngày 31/10/1946, tại Quốc hội Khóa I, Bác Hồ đã không chọn “Quốc tế vô sản, mà ba lần nhấn mạnh chỉ đi cùng Dân tộc và Thế giới qua “Ba tuyên bố”:

Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân và trước Thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân Đoàn kết và tập hợp Nhân tài không đảng phái. Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân và trước Thế giới: Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam. Tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước Quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”.

Ảnh: Hồng quân cắm cờ Xô Viết trên nóc nhà Quốc hội Đức (trái) và Quốc hội Khóa I năm 1946 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội (phải).

Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Vương Mông cuối đời tự hỏi: Mình là ai? Là “Lãnh đạo”? Là “Đảng viên”?… ông thấy đều chưa ổn vì tất cả chỉ có giai đoạn. Trong truyện ngắn Tôi là học trò, ông bày tỏ, vì cả đời phải Học để Thay đổi có ích cho xã hội, cho nên ông Nguyện là người Học trò thực sự”.

Điều vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa của một đất nước có hơn một tỷ dân ngộ ra lúc cuối đời, càng làm rõ tầm vóc của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, vì khi còn trẻ Người đã biết rõ muốn tiến bộ, phải nỗ lực Học tập để Thay đổi, Người quyết tâm: “Tôi cố gắng là người Học trò nhỏ. Không chỉ thế, vì biển Học vô bờ, cuộc đời có hạn, nên Người còn chỉ ra cần “Học gì?” và chọn “Thầy nào?” từ các Tinh hoa Nhân loại. Vì thế, khi giặc Dốt nói “Đại bàng vượt bão là nhờ ‘Áp dụng sáng tạo’ tư tưởng của chim sẻ”, hãy nhớ lời vua Trần Nhân Tông: “Của báu đã sẵn trong nhà, chỉ cần tự hỏi, đã hết lòng vì Dân?”.

Ảnh: Chính phủ Hồ Chí Minh 1946, Chính phủ Bình đẳng, Chính phủ Hòa hợp, Chính phủ Sáng tạo, Chính phủ Đoàn kết – Hội nhập, Chính phủ Thành công.

Bình luận