Đặc trưng Thế kỷ 20 là Dân chủ hóa Tiêu dùng Đặc trưng Thế kỷ 21 là Dân chủ hóa Sản xuất

Thế kỷ 19 quy định trang phục, nhà cửa rất nghiêm. Như thời Nguyễn, quan từ nhất phẩm đến chánh thất phẩm, tùng thất phẩm đội mũ cánh chuồn tròn, nhưng tùy cấp mà được đính ít hay nhiều vàng, bạc, đá quý trên mũ. Áo chức cao nhất màu tía rồi đến hàng thấp là lục, lam, xanh. Đai trang sức vàng, ngọc, bạc, đồi mồi tùy cấp. Nhà cửa cũng vậy, quy định nghiêm ngặt cấp nào, mầu nào, kích cỡ cửa…
Ngôn ngữ “chạy chức, quyền” cũng phù hợp: “Tôi có thể làm cửa nhà Ngài to hơn”; “Ồ! Anh giỏi. Sao không làm cửa nhà anh trước đi”; “Ngài chưa rõ rồi, cửa nhà Ngài to thì cửa nhà tôi mới to được”.

Thế kỷ 20 là Thế kỷ Dân chủ hóa Tiêu dùng, quy định trang phục, nhà cửa mang tính văn hóa hơn. Người dân vui khi được đáp ứng nhu cầu Tiêu dùng và Kinh tế Tiêu dùng được thúc đẩy. Ở Việt Nam thời này xuất hiện các đại gia, thiếu gia mới nổi kiểu “Công tử Bạc Liêu”. Nhà vua ăn mặc cởi mở hơn, như vua Khải Định (Ảnh dưới). Ngài mặc phẩm phục song vẫn đi giầy hàng hiệu của Tây.

Ảnh bên, từ trên: 1)Thời trang tầng lớp trên, đầu thế kỷ 20; 2) Thời trang bình dân; 3) Thời trang sau năm 1975.

Ảnh từ trái: 1) Vua Khải Định; 2) Nam Phương Hoàng hậu, vợ của vua Bảo Đại (Ảnh giữa); 3) Bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu.

Thế kỷ 21 đã tới với Dân chủ hóa Sản xuất, nhờ Internet, Toàn cầu hóa, giờ đây mỗi người có thể tham gia Kinh tế Sản xuất và tìm thấy niềm vui làm ra Sản phẩm mới, cho Mình, Cộng đồng và Xã hội. Giáo dục và Xã hội không thể kéo dài mãi cái “Tốt” của Quá khứ và phải theo xu thế mới này.

Bình luận