Có người đói, thì mang cơm cháo đến, đó là giúp về Vật chất. Người ta đã khỏe, song vì chưa có ăn lâu dài mà vẫn mang đồ ăn đến sẽ sinh ỷ lại, vì thế phải chỉ cách để tự có bữa ăn, đó là giúp về Phương pháp. Đã có Phương pháp mà cứ mang Phương pháp đến dễ làm người ta sinh lòng tranh đoạt. Vì thế, lại phải giúp về Triết lý, tức cách nghĩ, để người ta biết hướng tới cái tốt đẹp. Còn “Giúp” cái người ta không cần hoặc cái người ta phản đối, thì đó chỉ là “Tự thỏa mãn”.
Ảnh: Nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình, nơi được gọi “Kinh đô Công giáo” Việt Nam. Linh mục Trần Lục, người thiết kế nhà thờ muốn qua công trình này nói lên tính hội nhập, giao thoa giữa Công giáo với Văn hóa và Tôn giáo Việt Nam. |
||
Các tôn giáo như Công giáo, Phật giáo,… đã có hàng ngàn năm và chưa biết bao giờ dứt, vì hai lý do, thứ nhất là tùy nhu cầu mỗi người mà họ có một cách thức giúp đỡ; thứ hai là có Triết lý và Tổ chức theo Nguyên lý mở, giúp mỗi người tự tìm ra phương pháp phù hợp với mình. | ||
Ảnh: Tòa Thánh Tây Ninh, còn gọi “Tòa Thánh đại đạo tam kỳ phổ độ” hay “Tòa Thánh Cao Đài”, là công trình kiến trúc của một tôn giáo thuần Việt. |
||
Các lãnh tụ như Gandhi ở Ấn Độ, Hồ Chí Minh ở Việt Nam được người Dân tôn là Thánh vì đã làm những điều tốt đẹp như vậy cho Dân tộc và Nhân loại. Triết lý được Đạo Phật truyền bá qua nhiều cách, như qua các công án, tức đặt vấn đề, ví dụ hỏi “Vì sao cờ lại bay?”, lời đáp “Vì tâm ta lay động” hay “Một tay có vỗ được không?” Các triết lý “Dụng nhân như dụng mộc” và “Vạn vật đều trong Ngũ hành” là cơ sở cho mô hình “Big Five Dimensions of Personality”, mô tả 5 tính cách cơ bản của con người. Mô hình này được hình thành vào các năm 1990, bởi Lewis Goldberg, Viện Oregon. Những tư duy này phù hợp với Giai đoạn hiện nay là “Nhà nước và Nhân dân cùng Nghĩ, cùng Làm”, tiếp nối Giai đoạn “Nhà nước Nghĩ, Nhà nước và Nhân dân cùng Làm”. |
Bình luận