Người Nhật luôn trọng “Triết lý”, người Việt thích “Ngay và Luôn”

Ảnh: Bác sĩ, Nhà giáo nổi tiếng Maria Tecla Artemisia Montessori (1870-1952).

Trường mẫu giáo Fuji, Tokyo, Nhật Bản có khoảng 600 trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Trường hoạt động theo triết lý “Kiến tạo hòa bình việc của Giáo dục” mang tên Nhà giáo, bác sĩ người Ý Maria Tecla Artemisia Montessori (1870-1952). Bà cả đời phấn đấu cho triết lý này, nên được đề cử Nobel Hòa Bình trong ba năm: 1949, 1950, 1951.

Ảnh: Trường mẫu giáo Fuji (ngoài cùng bên trái). Học sinh ở Trường mẫu giáo Fuji ngoài toán, lịch sử, khoa học, nghệ thuật…còn môn “Giáo dục vũ trụ”, giúp các em thay đổi thể hình, tâm lý, biết về quan hệ con người ở trái đất và vũ trụ. Trong ảnh là các em mẫu giáo tập đội gối để tránh động đất. Học sinh ở Trường mẫu giáo Fuji tự khám phá là chính, giáo viên chỉ trợ giúp.

Triết lý Montessori lấy trẻ em là trung tâm, coi trẻ em luôn háo hức về kiến thức một cách tự nhiên và có thể tự học tập để phát triển cả về thể chất, cảm xúc, nhận thức, hành động có mục đích và tự hoàn thiện… nếu có môi trường thuận lợi, chu đáo.

Ảnh: Trẻ em Việt Nam với mũ rơm thời chiến tranh.

Phương pháp Montessori có  4 chương trình cho: Trẻ dưới 3 tuổi; Trẻ từ 3 – 6 tuổi; Trẻ từ 6 – 9 và 9 -12 tuổi; Trung học từ 12 – 18 tuổi. Kết thúc chương trình, khi vươn tới môi trường lớn hơn, các thanh, thiếu niên sẽ hình thành thiên kiến tốt đẹp, định hình ý thức tự hoàn thiện, thúc đẩy sáng tạo, đạo đức, nghĩa vụ và phẩm giá để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bình luận