Phải lấy mạnh hơn để thắng kẻ địch mạnh. Điều đó có từ sức mạnh tổng hợp của Việt Nam và Đồng minh

Tháng 4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mời Đại tá Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân (PKKQ) và chỉ thị: “Phải đánh cho được B52. Nhiệm vụ này giao cho các chú.” Quân chủng PKKQ khi đó có đến bốn Binh chủng, trong mỗi binh chủng lại có nhiều sư đoàn, vậy mà quân hàm cao nhất là Đại tá, bây giờ mà thế chắc ta có nhiều tướng lắm.

Gần bốn năm trước khi B52 ném bom Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại cho mời Tư lệnh PKKQ lúc bấy giờ là Đại tá Phùng Thế Tài, và dặn: “Phải dự kiến hết tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị vì sớm muộn Mỹ cũng đưa B52 ra Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua”.

Tháng 4/1972, 80 máy bay Mỹ giả B52 ném bom Hà Nội, ta bắn 30 tên lửa đều trượt. Bộ đội Hải Phòng bắn hàng trăm tên lửa cũng trượt. Vì thế, Mỹ cho là ra-đa và tên lửa ta tê liệt, còn không quân ta thì khi ném bom họ sẽ chế áp sân bay.

Ảnh: Bộ tứ đánh thắng B52: Binh chủng Cao xạ, Binh chủng Tên lửa, Binh chủng Không quân và Binh chủng Ra-đa.

Phía Việt Nam cải tiến gấp chiến thuật, vũ khí và làm Hoa Kỳ kinh hoàng, vì chỉ trong 12 ngày đêm Không lực Hoa Kỳ mất 81 máy bay, trong đó có 34 B52, 5 chiếc F111. Nhiệm vụ đặt ra cho không quân Việt Nam là hạ được 1 B52, song lại hạ được 2 B52. Ta bắt 43 phi công, trong đó có 32 lái B52.

Ảnh: Các chiến sĩ Đại đội 45 Ra-đa anh hùng đợt 1966 ở Bắc Giang, lập công trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (ảnh 2017). Họ và ra-đa P35 (ảnh trên) trạc tuổi nhau, tức trên dưới thất thập. Song người thì được nghỉ còn ra-đa xưa vẫn còn làm việc.

Bình luận