Tất cả các tập đoàn lớn nhỏ trên thế giới, đều nhìn Trung Quốc là một thị trường lớn. Trung Quốc cũng quảng bá và tự biến mình thành cơ hội cho các tập đoàn này. Khi đặc khu kinh tế Thâm Quyến ra đời gần 50 năm trước, các nhà đầu tư nước ngoài còn sửng sốt vì những điều kiện họ nhận được nơi đây còn vượt xa các quốc gia phát triển mà khi đó được gọi là các nước Tư bản Chủ nghĩa.
Ảnh: Bản đồ Châu Âu, châu Á và Châu Phi hiển thị các mạng lưới thương mại, vào khoảng năm 870 sau Công nguyên. Các tuyến thương mại của các thương nhân liên quan đến người Do Thái (Radhanite) được thể hiện bằng màu xanh. Các thành phố lớn trong đó có các cộng đồng Do Thái được thể hiện bằng màu nâu. Người Do Thái không coi mình là nước nhỏ hay lớn mà chỉ quan tâm “Độ lớn thị trường”.
Việt Nam cũng là một phần của thế giới, vậy thì sao lại không cùng thế giới tiến vào Trung Quốc, để mang từ Việt Nam và thế giới đến cho Trung Quốc những cơ hội mới, những quyền lợi mới, và mang từ Trung Quốc về Việt Nam những thứ như vậy.
Một Tổng thống Mỹ từng nói, nước Mỹ chỉ có một nhiệm vụ, đó là kinh doanh. Đã kinh doanh thì phải có hàng hóa, cho nên nói chỉ kinh doanh song thực chất là biết làm hết. Các nước XHCN kiểu Liên Xô thì chỉ lo sản xuất còn Nhà nước sẽ phân phối, vì thế không biết kinh doanh. Đã kém kinh doanh thì phải học, có hai quốc gia từ xưa giỏi kinh doanh, đó là Trung Quốc và Israel. Các thương gia Việt Nam sẽ “Sánh vai” với các thương gia thế giới để cùng tiến vào thị trường Trung Quốc.
Bình luận