Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên địa bàn 2 huyện của tỉnh Quảng Bình là Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam; phía Tây giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào và cách Biển Đông 42 km về phía Đông kể từ biên giới của hai quốc gia. | ||
Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, vùng núi đá vôi thuộc lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích tương đương. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8-2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện hang Sơn Đoòng và công bố đây là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung ở Sarawak, Malaysia, đồng thời lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha – Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015. Ảnh bài viết: Phong cảnh và hang động ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. |
Thứ nhất: Mỗi Con người, mỗi Quốc gia chỉ tồn tại, phát triển khi thúc đẩy và cân bằng giữa “Nội sinh” và “Ngoại nhập”. Từ đây có công thức: Việt Nam nhất định phát triển = Người Việt Tự do, Sáng tạo + Thần đạo Việt Nam mạnh mẽ + Tinh hoa các Quốc gia phát triển nhất. Chỉ có như thế, Đất nước mới “Đàng hoàng hơn, To đẹp hơn, Mạnh mẽ hơn” và Dân tộc mới lại thấy “Thăng Long – Rồng bay lên”.
Bình luận