“Cấm xe máy” cho thấy rõ hơn: Từ Thủ đô đến biên giới, hải đảo; Từ Giáo dục đến Ngoại giao, An ninh, Quốc phòng; Cấp bách đều cần Triết lý Phát triển

Hơn 50 năm trước nhà Kiến tạo và Khởi nghiệp trẻ Lý Quang Diệu đã làm được “Điều không thể” là biến Singapore khô cằn, chỉ lớn như Phú Quốc thành “Đặc khu Văn hóa” – Quốc gia Kiến tạo & Khởi nghiệp, nhằm theo kịp Sài Gòn. 50 năm sau, Singapore đã trở thành một cường quốc bậc trung, được Thế giới vị nể. Về Kinh tế, năm 2009, báo ta viết, Việt Nam sẽ mất 51 năm để theo kịp Indonesia, 95 năm với Thái Lan và 158 năm với Singapore. Còn về Sài Gòn – Thành phố mang tên Bác thì 50 năm sau, một vị Đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước Quốc hội, giờ đây phải cho có cơ chế mới nếu không muốn Sài Gòn thành trầm uất.

Singapore độc lập năm 1965. Từ một đảo quốc nghèo, giờ đây Singapore thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới, có vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế. Singapore đi theo con đường cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể. Singapore 75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn Độ, và người Âu-Á. Quốc gia này có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil, và chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa văn hóa đa nguyên thông qua một loạt các chính sách chính thức. Vì sao Singapore lập nên kỳ tích lớn này?

Ảnh: Thổ dân Maori với súng hỏa mai nhập từ phương Tây.

Quá chú trọng công nghệ, song lại không biết tiếp thu văn minh phương Tây, dẫn tới cuộc “Chiến tranh súng hỏa mai” kéo dài 38 năm, khiến 40% dân số thổ dân Maori ở New Zealand chết hoặc trở thành nô lệ. Với nhiều quốc gia đang phát triển, bài học này nay vẫn sáng giá.

Những cuộc xung đột trong giai đoạn 1807 – 1845 với gần 3.000 trận đánh lớn nhỏ giữa các bộ tộc Maori ở New Zealand đã khiến khoảng 20.000 người trong tổng số 100.000 thổ dân thiệt mạng, cùng 20.000 người khác bị bắt làm nô lệ. Đây được gọi là “Chiến tranh súng hỏa mai”, cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử New Zealand, bắt nguồn từ việc thổ dân được tiếp cận với loại vũ khí hiện đại do phương Tây chế tạo. Trong thời kỳ này, New Zealand vẫn xa lạ với người phương Tây. Những cuộc giao tranh liên miên của thổ dân chủ yếu tiến hành bằng vũ khí thô sơ, không gây ra thương vong quá lớn cho các bên. Nhưng mọi thứ thay đổi khi súng hỏa mai của người phương Tây được đưa vào vùng đất này.

Ảnh: Tù trưởng Hongi Hika của bộ tộc Ngapuhi.

Tù trưởng Hongi Hika là người khởi đầu cuộc chiến súng hỏa mai. Ông liên hệ với các nhà truyền giáo châu Âu, giúp họ xây dựng và bảo vệ các nhà thờ trên đất New Zealand, đồng thời đổi lương thực lấy vũ khí và công cụ hiện đại. Năm 1821, Hongi tới Anh gặp vua George IV và mang về 300 – 500 khẩu súng hỏa mai, mở màn cuộc chiến mới với các bộ tộc Maori trong hàng chục năm sau đó. Sở hữu loại vũ khí hiện đại của phương Tây, ban đầu bộ tộc Ngapuhi cũng mở rộng lãnh thổ xuống các vùng đất phía nam. Năm 1827, Hongi bị thương nặng, sau đó mất. Từ đây, các bộ lạc phải tìm kiếm triết lý phát triển khác, thay vì sa lầy vào xung đột mà không thu được kết quả rõ rệt.

Thế nhưng, ông Lý Quang Diệu lại nói: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì vị trí đó phải là của Việt Nam. Bởi về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể đứng sau nước nào”. Vì sao Việt Nam lại không làm được “Điều có thể” này để trở thành một quốc gia phát triển? Câu trả lời là do chưa có tư duy Sáng tạo và Kết nối được xây dựng trên Hệ thống Triết lý phát triển mới, để thay thế cho tư duy “Ra lệnh – Tuân lệnh” thời chiến, nay đã lỗi thời.

Hồng Kông – Hương Cảng (Cảng thơm) là một đảo chài nghèo ở nam Trung Quốc. Kỳ tích bắt đầu bằng Hiệp định Nam Kinh năm 1842, trong đó Trung Quốc quá “chịu thiệt”, do phải nhượng chủ quyền nhiều năm để Anh làm quân cảng, rồi trung tâm tài chính, thương mại quốc tế. Song, kết quả là nay Hồng Kông có GNP – thu nhập theo đầu người cao thứ 9 thế giới và thu hút 33% vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Có được như vậy vì Hồng Kông tuy bàn giao cho Trung Quốc, song ở đây vẫn duy trì cơ bản chế độ chính trị, cảnh sát, tiền tệ, hệ thống báo chí, giáo dục của Anh. Dễ thấy, thành công ở đây không bắt đầu là một Đặc khu Kinh tế với vài ưu đãi vật chất, mà thực chất là  một “Đặc khu Văn hóa.  

Hiểu rõ điều này và lại là một người trân trọng văn hóa truyền thống, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quan niệm, dân tộc Trung Hoa muốn thực hiện công cuộc Phục hưng, không chỉ cần phát triển mạnh về vật chất mà còn cần phát triển về sức mạnh tinh thần tương xứng, bởi “một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử”. Từ đây, ông đặc biệt chú trọng hướng Hồng Kông theo hướng không chỉ là trung tâm tài chính, logistics quốc tế, mà còn trở thành trung tâm văn hóa đẳng cấp thế giới ở kỷ 21.

Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên mô hình Trung tâm Văn hóa Xiqu, Hồng Kông.

Ảnh: Trung tâm Văn hóa Xiqu, Hồng Kông, Trung Quốc, khai trương tháng 1/2019.

Về ngôn ngữ kiến trúc, triết lý thiết kế cốt lõi gắn với hình thức và văn hóa nghệ thuật truyền thống với cảm hứng từ triết lý của “Dịch” hay chuyển động, thể hiện trong loại hình nghệ thuật Kinh kịch cũng như các trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hình thức kiến trúc của công trình từ bên ngoài đến nội thất đều uốn lượn, linh hoạt theo các đường cong, tạo hình thức dạng hữu cơ cả bên trong lẫn bên ngoài; Thiết kế phải là thiết kế mở, gắn kết tối đa với một trường cảnh quan thiên nhiên bên ngoài nhà; Hình dáng bên ngoài của công trình có hình tượng như những chiếc đèn lồng truyền thống của Trung Quốc, làm nổi bật mong muốn về việc kết hợp các yếu tố lịch sử và đương đại, cũng như phản ánh sự kế thừa và phát triển của loại hình nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc. Đây sẽ  trở thành địa điểm biểu diễn nghệ thuật đẳng cấp thế giới; nơi dành riêng cho việc quảng bá, giáo dục và nghiên cứu các sản phẩm văn hóa gắn với di sản nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc. Công trình còn là một tác phẩm kiến trúc đương đại đặc sắc về việc ứng dựng công nghệ hiện đại trong xây dựng.

Nhiều người lo lắng, không yên trước các chủ trương phát triển của Chính quyền các cấp. Đó có thể là chủ trương thu hẹp vườn hoa để làm bãi đỗ xe, hay chủ trương vay tiền để làm đường cao tốc Bắc Nam dễ dẫn đến phụ thuộc về kinh tế, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề khác. Nỗi lo này không phải không có lý, vì xem ra bộ máy chính quyền của ta càng  quyết liệt, thì thực tế cho thấy hậu quả lại đến nhanh hơn. Nỗi lo này ngày càng lớn, vì xem ra chỉ có các nhóm lợi ích là thực sự có lợi.

Hiện tượng bất cập có khắp nơi, ai cũng biết, ví như cầu vượt chống tắc cho hiện tại chưa xây xong thì ngay bên cạnh mọc còn nhanh hơn khu chung cư cao cấp năm, sáu chục tầng,… có số dân chẳng kém một khu dân cư lớn, ở đây nhiều nhà có ô tô. Thực tiễn ở trong, ngoài nước cho thấy càng ngày càng rõ rằng, nếu không xác lập Niềm tin cốt lõi, sẽ không có Niềm tin lan truyền, Không có Niềm tin lan truyền sẽ khó có Triết lý; và thiếu Triết lý sẽ thiếu Tầm nhìn, sờ đâu mới dám tin là đến đấy, nhưng sờ cũng chưa chắc biết, vì thế các nguồn lực xã hội bị suy giảm, thậm chí là triệt tiêu.

Ảnh: Công viên Cầu Giấy rộng hơn 10ha nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, Cầu Giấy.

UBND TP Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT và giao Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ nghiên cứu đề xuất bãi đỗ xe ngầm tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Theo đó, tổng diện tích doanh nghiệp đề xuất nghiên cứu là 1,45ha ở phía Đông Bắc của công viên để thực hiện dự án gồm các hạng mục bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại, dịch vụ… Tuy nhiên, cư dân ở khu vực này đã không chấp thuận đề án này.

Ảnh: Thống kê và hiện trạng giao thông Hà Nội. Những số liệu thống kê và các hình ảnh tắc đường ngày càng trở nên phổ biến cho thấy việc giải quyết tình trạng này không đơn giản chỉ là “Cấm”.

Việc đề xuất cấm xe máy ở 2 tuyến đường Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương trong mấy ngày qua nhận được nhiều ý kiến không đông tình của các chuyên gia và người dân; Lý do là tuyến buýt nhanh BRT đã rất đông vào giờ cao điểm, tới bến Kim Mã còn có 5 – 7 tuyến xe toả đi các hướng. Nhưng với tuyến đường sắt trên cao, khi tới ga Cát Linh, hành khách không biết sẽ toả đi các hướng bằng phương tiện gì, đi như thế nào. Hay việc kết nối các ga đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông với các phương tiện khác vẫn chưa có”. Trong khi đó, trên thế giới xe buýt chỉ đáp ứng được khoảng 20%, cao nhất có thể lên tới 25% nhu cầu đi lại của người dân, còn xe buýt ở Hà Nội chỉ đáp ứng được 10 – 11% nhu cầu đi lại của người dân thủ đô. Chưa kể, hiện nay tiến độ xây dựng hạ tầng hiện quá chậm, ví dụ như tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông mất 10 năm, Nhổn – Ga Hà Nội mất 5, 6 năm mà vẫn chưa đâu vào đâu. Nên 20 năm nữa ở Việt Nam cũng không có phương tiện nào để vận chuyển lượng lớn hành khách. Vì vậy có nhiều câu hỏi, khoảng 70 – 80% người dân dùng xe máy, nếu cấm đi bằng phương tiện này, người dân di chuyển bằng gì? Với đặc thù giao thông nội đô, xe máy gây ùn tắc chỉ bằng một phần nhỏ của ôtô. Vậy sao lại cấm xe máy mà không cấm ôtô?

Lê Minh

Bình luận