Quan niệm “Hạnh phúc trong Đấu tranh” đã thay đổi từ mong ước chiến thắng cái “Không phải là Ta”, thành tu dưỡng để chiến thắng “Ta”. Sự kỳ thị giữa cá nhân, tổ chức ngày càng giảm và các quan niệm đến từ thực tiễn ngày càng dần đến quan điểm “vô ngã” rất khoa học của Đức Phật: “Ta” được tạo ra từ các yếu tố “Không phải là Ta”. Một Thế giới toàn cầu, “Liên kết và Thống nhất” những cái “Khác biệt” đang mở ra với toàn nhân loại.
Ảnh: Nhà Bác học vĩ đại Albert Einstein, tác giả Thuyết Tương đối. | ||
Một nền văn hóa của Tương lai hay Văn hóa “Liên kết và Thống nhất” (để cho quần chúng rộng rãi hiểu, Cụ Hồ hay nói “Gắn liền và Là một”), đã được Anhxtanh vĩ đại gọi là “Tôn giáo của Tương lai”, khi ông khẳng định: “Tôn giáo tương lai liên quan đến toàn vũ trụ. Nó vượt lên một Thượng đế nhân tính, thoát mọi giáo điều, thần học và dựa trên thế giới tự nhiên và tâm linh. Cơ sở của nó là một cảm thọ tâm linh, có từ sự chứng nghiệm các biểu hiện tự nhiên và tâm thức tạo nên một thể thống nhất có ý nghĩa”. | ||
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Ngài Nerhu. |
||
Ngày nay, “Một thể Thống nhất có ý nghĩa” của thiên tài này đang thành sự thực. Nếu ở thế kỷ 20, người ta coi trọng tính biệt lập hơn hội nhập, phân tích hơn tổng hợp, tri thức suy luận hơn minh triết trực giác, khoa học công nghệ hơn các yếu tố tâm linh,… Thì nay ở tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đang tăng dần nhận thức, bất kỳ cá nhân, tổ chức, từ gia đình, trường học, công ty đến Chính phủ, Quốc hội,… đều là tế bào của một cơ thể. | ||
Ảnh: Một trường tư thục (Shoukasonjuku Academy) do Yoshida Shoin lập ở Hagi năm 1857. Chỉ là căn nhà gỗ 50m2, song đến đây là những ai có tư tưởng Duy tân – tư tưởng Kiến tạo và Khởi nghiệp. Được Chính quyền và Xã hội ủng hộ, nhiều người đã từ đó góp phần đưa Nhật Bản thành một Quốc gia vĩ đại. Năm 2015, UNESCO công nhận đây là Di sản Văn hóa Thế giới. |
Bình luận