Tổng thư ký LHQ Kofi Annan nói: “Chúng ta cần lãnh đạo can đảm, có tầm nhìn, sẵn sàng hành động và hiểu họ cần làm việc với những người khác”

Để đến nơi Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, nhân loại mới biết một con đường Dân chủ, Cộng hòa. Theo con đường này, trong 30 năm (1945 – 1975), dân tộc Việt phải vượt sông dữ “Ngoại xâm” mới đến bến Độc lập. Nhưng vừa lên đến bến, trước mắt đã là sa mạc “Dốt”, ở đây lắm ảo giác và giặc Dốt độc ác. Nếu với sông dữ, khó khăn là ở bên ngoài, vì hướng vượt sông đã rõ, thì với sa mạc “Dốt”, khó khăn lại ở bên trong, vì cần tạo lập Đường lối đúng đắn để không lạc hướng.

Ảnh: Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. Ông được thế giới kính trọng vì luôn làm làm hết sức mình cho những vấn đề của Con người và Thiên nhiên, từ di dân đến biến đổi khí hậu. Năm 2017, một năm trước khi mất, ông nói “Chúng ta cần lãnh đạo can đảm, có tầm nhìn, sẵn sàng hành động và hiểu họ cần làm việc với những người khác“.

Nhiều người cậy kinh nghiệm vượt sông, quyết dùng thuyền để vượt sa mạc, nên hơn 40 năm qua, Việt Nam vất vả vì phải cõng trên lưng con thuyền Thể chế Xin – Cho nay đã lạc hậu. Một số khác phải cõng thuyền, nên oán Người lái thuyền, mà quên là, chính Người đó đã vượt hiểm nguy đưa ta qua sông dữ Ngoại xâm và đưa ta đến bến “Độc lập, Thống nhất”.

Ảnh: Chùm sáng lạ xuất hiện trong một tấm ảnh chụp Kim tự tháp của nền văn minh Maya. Tuy các chuyên gia đã khẳng định đây là ảnh thật, không chỉnh sửa, nhưng nó vẫn gây nhiều tranh luận. Song, dù thế nào nó cũng làm liên tưởng tới Niềm tin cốt lõi và Vũ tr; Điều mà những nhà Lãnh đạo đích thực của bất cứ Quốc gia nào cũng phải suy nghĩ.

Họ cũng quên là, Người lái thuyền đã đi xa, song trước đó đã nhiều lần dặn đã qua sông thì nhớ bỏ thuyền lại và ân cần hướng cách vượt sa mạc “Dốt”. Vui vì từ nay đã hiểu rõ hơn lời dạy giản dị của tiền nhân, thay vì oán trách họ: Đó là khi qua sông thì dùng thuyền, còn khi lên đường thì dùng xe.

Bình luận