Ảnh: Một tàu vỏ sắt Việt Nam trong chuyến đi biển đầu tiên.
Cho đến hôm nay, hoạt động kinh tế của ta vẫn như tiền nhân mấy ngàn năm trước. Chỉ khác là trước thuyền gỗ bắt cá nhỏ, nay tàu sắt, bắt cá to; Trước khai mỏ ở đất liền, nay hút dầu dưới biển, … Song tệ hơn là ta cổ súy thứ Kinh tế Tiêu dùng bản chất là bán hết những gì bán được để đi làm đại lý cho nước ngoài lấy tiền tiêu sài trước mắt. Tư duy này là phổ biến, vì thế tại tr.186 cuốn “Việt Nam, Thay đổi và Hạnh phúc” của Viện N/C SENA năm 2009 đã viết:
“Hiện Việt Nam vẫn đang “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm” theo triết lý “Lội nước theo sau”, tức là người ta làm gì thì ta làm đó. Vì thế, đất nước tụt hậu do vẫn chưa thực sự xác định được những lĩnh vực kinh tế chiến lược cần tập trung phát triển, trong khi nguồn lực có hạn.
Việc thích sao chép với hy vọng sẽ vượt chính những người mình bắt chước đã làm phân tán các nguồn lực và cùng lắm chỉ dẫn đến cạnh tranh khốc liệt. Đó là chưa kể lội nước “đi sau” không hẳn an toàn, nhất là khi người đi sau lại “quá thấp” hơn người đi trước.
“Vậy mới nói, để có thể vững vàng tiến cùng thế giới: Vì sao Việt Nam lại không là một “cánh đồng đẹp, hoa trái bốn mùa của thế giới”? Và vì sao không định vị với thế giới rằng, Việt Nam, với hơn 3.000km bờ biển đẹp, một “mặt tiền” vô giá cho ngôi nhà Việt Nam; Vì sao đây không thể là “một vùng trời, nước đẹp để thế giới cùng thưởng ngoạn và khai thác”? Sao cứ phải gắng công, nỗ lực làm những việc người khác đã làm và làm giỏi hơn mình?
Vậy là đã đến lúc phải thay đổi trên tầm vĩ mô những điều đã và đang làm. Nói cách khác, cần xây dựng một Chiến lược phát triển mới trên cơ sở Mục tiêu mới, Cách làm mới.
Ảnh: Giàn khoan dầu trên biển của Việt Nam.
Bình luận