Văn hóa & Truyền thống là nền tảng và điểm xuất phát để mỗi Quốc gia kiến tạo Niềm tin, Chính thể, Con người trong thế kỷ 21

Vì sao Hàn Quốc chỉ cần 30 năm để trở thành một quốc gia phát triển? Vẫn phổ biến cách hiểu, vì Hàn Quốc đã chú trọng Đổi mới Công nghệ. Thế sao Hàn Quốc Đổi mới Công nghệ thành công, trong khi nhiều nước khác, kể cả Việt Nam cũng làm như vậy, song không thành công? Có câu trả lời khác là Hàn Quốc lập kỳ tích bởi Chính thể và người Dân Hàn Quốc không chờ thất bại mới Thay đổi, mà Thay đổi Triết lý về “Niềm tin, Chính thể, Con người” ngay ở đỉnh cao thành công.

Ảnh: Hoàng thành Thăng Long, Di sản Văn hóa thế giới, hình ảnh Việt Nam xưa.

Hàn Quốc lập kỳ tích do Chính thể và người Dân Hàn Quốc trân trọng quá khứ, coi Quá khứ là điểm xuất phát để hướng tới tương lai. Việc mặc định “Chủ nghĩa là duy nhất đúng”, tuy có tác dụng nhất định trong một giai đoạn nào đó, song lại dẫn đến hậu quả lâu dài do phủ nhận và tiêu diệt các yếu tố Khác biệt, kể cả Văn hóa của Tiền nhân. Hàn Quốc có lúc Độc tài quân sự, song họ thông minh và không mắc sai lầm lớn này.

Ảnh: Nhà hát Opera Sydney hình con sò (trên) và Vườn Bách thảo Singapore (dưới); Di sản Văn hóa Thế giới, hình ảnh Úc, Singapore ngày nay.

Ảnh: Tượng Phật Chùa hang Seokguram.

Ảnh: Lối vào Chùa hang Seokguram.

Ảnh: Chùa Bulguksa. “Không có ta kiếp trước sao có ta kiếp này; Không có bố mẹ ta sao có ta”, đó là tư duy tể tướng Kim Dae-seong (700–774), vương triều Silla khi xây Chùa hang Seokguram để tưởng nhớ cha mẹ ông ở kiếp trước, còn Chùa Bulguksa là để tưởng nhớ cha mẹ ông ở kiếp hiện tại.

Bình luận