Kinh tế biển bền vững chưa đủ; Giờ đây Việt Nam phải là Quốc gia Biển

Học thuyết về sức mạnh biển của Alfred Thayr Mahan viết: Sức mạnh biển là cốt lõi của Quốc gia biển, bao gồm 5 yếu tố: 1) Vị trí qua biển ra thế giới; 2) Địa hình nhiều cảng và sông ra biển; 3) Lãnh thổ có dân dọc bờ biển. Số dân đủ lớn để có thủy thủ và lao động đóng tàu; 4) Dân tộc có khát vọng sức mạnh biển; 5) Chính phủ quyết tâm thúc đẩy sức mạnh biển.

Ảnh: Tàu chiến hiện đại phương Tây thế kỷ 17 bị hải quân nhà Nguyễn đánh bại. Sử phương Tây viết: “Ở hai trận hải chiến (năm 1642 và 1643), hải quân nhà Nguyễn tấn công bất ngờ và đặt Hà Lan vào thế thủ”.

Ảnh: Tàu sân bay Mỹ, hình ảnh thuyết “Tác chiến không/biển” của Đô đốc James Stavridis, ứng dụng thuyết sức mạnh trên biển của Mahan, trọng tâm là các binh đoàn liên hợp Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và khi cần cả Lục quân Mỹ.

Thế kỷ 18, Mỹ từ bỏ Tư duy đất liền để chuyển sang Tư duy biển và trở thành Quốc gia Biển. Theo Học thuyết Mahan, Mỹ chỉ giữ các đảo nhỏ làm căn cứ, mặc Anh và Tây Ban Nha chiếm đất. Giờ đây, khi “Trở về châu Á”, Mỹ chỉ yêu cầu tôn trọng quyền tự do đi lại, còn Trung Quốc vẫn lo tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực.

Ngày 7/1/2019, Tổng Bí thư, Chủ định nước khẳng định: “Dứt khoát phải Đổi mới”. Điều này tất yếu bởi kiên định Đường cũ không thể đến Đích mới, ví như cứ kiên định các Triết lý và Quy trình làm kinh tế yếu kém sẽ làm đất nước suy thoái. Vì thế, Việt Nam phải trở thành Quốc gia biển, để  chủ động đến với Thế giới và cân bằng các làn sóng từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam.

Ảnh: CuốnẢnh hưởng sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 – 1783của Alfred Thayr Mahan. Sách do  Nxb Tri thức xuất bản năm 2012.

Ảnh: Quảng cáo phim “Cướp biển Caribe” của Mỹ, một trong 14 phim doanh thu cao nhất mọi thời đại; Phim làm con người hiểu và yêu Văn hóa biển, tôn trọng Sức mạnh kết nối Vật chất biển và Tinh thần biển.

 

Bình luận