Việt Nam cần Kết nối Tinh hoa; Bởi “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”

Ngày 16/11/2016, Thomson Reuters, tổ chức toàn cầu về thông tin tri thức, công bố 3.000 nhà khoa học tiêu biểu thế giới năm 2016. Mỹ nhất thế giới với 1.500 người (chiếm 50%), Anh 360 người (chiếm 12%), Trung Quốc 200 (chiếm 6%). Ở Đông Nam Á, Singapore đứng nhất với 27 người, Malaysia 6, Việt Nam có 5; Thái Lan 3.

Ảnh: Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, năm 2011 đã được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng.

Ảnh: Bà Giao Phan, Tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ.

Ảnh: Ông Lương Xuân Việt, Thiếu tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ.

Ảnh: Betty Nguyễn, người gốc Việt đầu tiên dẫn chương trình truyền hình quốc gia Mỹ.

Ảnh: TS. Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick của ĐH Duke (Bắc Carolina, Mỹ), người được bình chọn là một trong “100 thiên tài đương thời” năm 2012.

Năm nhà khoa học Việt Nam gồm: PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, người duy nhất làm việc ở Việt Nam (ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh), GS.TS Nguyễn Sơn Bình (ĐH Northwestern, Mỹ), GS.TS Nguyễn Thục Quyên (ĐH Univ Calif Santa Barbara, Mỹ), GS.TS Võ Văn Ánh (ĐH Công nghệ Queensland, Úc) và TS Trần Phan Lam Sơn (Viện Riken, Nhật Bản).

Ngày 4/8/2006, Nhà bác học người Mỹ James Cronin, người đã đạt Giải Nobel Vật lý năm 1980, thăm Việt Nam và hỏi các nhà khoa học ở đây: “Có trên 85 triệu người, rộng như Anh, Pháp, Đức. Sao Việt Nam không thành một nước hùng mạnh, ví như về Khoa học? Đáp: Do Việt Nam không biết tự hỏi câu này, bởi chưa có Niềm tin mới, Chính thể mới, Con người mới.

Bình luận