Cách phân chia kiểu nhị nguyên “Lao động trí óc”, “Lao động chân tay” không còn phù hợp. Lời tiên đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tương lai Lao động trí óc và chân tay sẽ là Một” đã trở thành hiện thực và ngày càng trở nên mạnh mẽ. Xã hội cần lao động mới này, nhưng Giáo dục Đại học vẫn cung ứng các loại lao động cũ.
Ảnh: Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Dự kiến. sau khi hình thành ba vùng đất liền, ba vùng đảo, thì ở mỗi vùng sẽ thành lập một Đại học Quốc gia. (Ảnh: Minh Đường, tháng 11/2012). |
||
Vì thế, Giáo dục Đại học ngày càng sa vào “Chủ nghĩa Kinh viện” dẫn đến không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất. Việc phải tái đào tạo các sinh viên đã tốt nghiệp làm lãng phí và bỏ lỡ cơ hội. Xuất phát từ nhu cầu Thực tiễn và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chuyên gia của Viện N/C – Think Tank SENA đã đặt tên nguồn lao động mới này là “Nguồn nhân lực Khoa học và Công Nghệ Trực tiếp Sản xuất”. | ||
Ảnh: Trường Đại học Mỹ ở Dubai. Các trường Đại học ở đây đầu tư hàng chục tỷ đô la song tập trung cho các ngành mà khu vực này cần, ví như hóa dầu, khai thác dầu, quản lý khách sạn. |
||
Ngày 22/02/2006, với đề xuất của Viện N/C SENA, lần đầu tiên, Thông báo số 34 của Văn phòng Chính phủ đã chính thức có thuật ngữ “Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ Trực tiếp Sản xuất”. Tiếp theo thuật ngữ này có trong Chương trình Hành động của Chính phủ ngày 29/5/2006 và 17/8/2006 của Thủ tướng về hình thành các vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, Trung bộ, Nam Bộ. Tiếc rằng, hơn mười năm đã qua song các kết quả này vẫn chưa đi vào Thực tiễn. Vậy mới nói, cung cấp Lao động KH&CN Trực tiếp Sản xuất vẫn phải là mục tiêu chính của Đột phá Giáo dục Đại học. |
Bình luận