Ngoài khoa học hiện đại, còn có phương pháp nào khác để nhận thức thế giới?

Từ thời xa xưa, khi nhân loại chưa hề biết đến sự tồn tại của khoa học hiện đại, nhưng đã có thể nhận thức được thế giới vi mô và vĩ mô ngoài tầm quan sát của mắt người. Như vậy hẳn là tồn tại một cách thức nào đó khác khoa học hiện đại để nhận thức thế giới.

Cách thức nhận thức thế giới của khoa học hiện đại có thể tóm gọn trong một câu: “thấy rồi mới tin”, chính vì thế các nhà khoa học đã chế tạo ra các cỗ máy cực kỳ tinh vi, phức tạp, để có thể quan sát sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Sau khi khảo sát, phân tích, nghiên cứu, rồi quán thông lại mà hình thành những nguyên tắc, định nghĩa, và những lý thuyết có hệ thống cao, rất hợp lý logic.

Ảnh: “Thấy rồi mới tin”, đó là phương pháp nhận thức của khoa học hiện đại (Ảnh: Clevie)

Để nhận thức thế giới các nhà khoa học đã chế tạo ra những cỗ máy vô cùng hiện đại, những chiếc kính viễn vọng có thể quan sát được vũ trụ trong phạm vi hàng tỉ năm ánh sáng, hay những chiếc kính hiển vi có độ phóng đại hàng triệu lần, có thể quan sát các sự vật hiện tượng ở mức cực kỳ vi quan, hoặc những cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ có thể bắn phá ra những hạt cơ bản cực kỳ vi tế.

Với nhiều người chúng ta hiện nay, đó là một phương pháp nghiên cứu hoàn hảo để nhận thức thế giới và nó cũng phương thức khoa học duy nhất để tìm hiểu thế giới từ vi quan như các phân tử, nguyên tử, đến vĩ mô như hành tinh, thiên hà, vũ trụ.

Tuy vậy, vào mấy nghìn năm trước, khi chưa có kính hiển vi, kính viễn vọng, hay máy gia tốc hạt,.. người xưa cũng đã có thể nhận thức được thế giới vi mô và vĩ mô ngoài tầm quan sát của mắt người.

Chúng ta biết rằng để quan sát thế giới vi mô thì chắc chắn phải cần đến kính hiển vi, bởi phạm vi nhìn của mắt người là rất hạn chế. Người có công phát hiện ra thế giới vi sinh vật là một người Hà Lan: Antonie van Leeuwenhoek (1632 – 1723). Ông đã tự chế tạo ra trên 400 kính hiển vi, trong đó có cái phóng đại được đến 270 lần.

Ảnh: Một chiếc kính hiển vi kiểu cổ (Ảnh: khoahoc.tv)

Với những chiếc kính hiển vi cầm tay, có gương hội tụ ánh sáng, có ốc điều chỉnh để cho vật định quan sát rơi đúng vào tiêu điểm và bằng cách ghé mắt vào khe nhỏ có gắn thấu kính mài lấy nhỏ xíu, Leerwenhoek đã lần lượt quan sát mọi thứ có xung quanh mình. Năm 1674 ông nhìn thấy các vi khuẩn và động vật nguyên sinh, ông gọi là các “động vật vô cùng nhỏ bé”. Ông thấy các “động vật” này có rất nhiều troong bựa răng và ông viết rằng trong miệng của ông số lượng của chúng còn đông hơn cả dân số của nước Hà Lan. Tất cả các quan sát và miêu tả của ông đã được in thành một bộ sách gồm 4 tập có nhan đề “Những bí mật của giới tự nhiên nhìn qua kính hiển vi”.

Tuy nhiên kính hiển vi mà Leerwenhoek dùng để quan sát thế giới vi mô còn rất hạn chế, phải đến năm năm 1934 chiếc kính hiển vi điện tử đầu tiên ra đời. Đó là loại kính hiển vi không dung ánh sáng khuếch đại nhờ các thấu kính mà dung 1 chùm điện tử khuếch đại lên nhờ các điện từ trường.

Từ đây con người mới có nhận thức tương đối rõ ràng đầy đủ về thế giới vi mô, ngoài tầm quan sát của mắt người.

Nhưng vào 2500 trước, đã có người quan sát được thế giới vi mô, hơn nữa rõ ràng và cụ thể phi thường. Đó là trường hợp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một hôm, Ngài nhìn vào bát nước và giảng cho các đệ tử của mình rằng ở trong bát nước có “Bát vạn tứ thiên trùng”, tức là ở trong bát nước có 84.000 con vi trùng. Như vậy Đức Phật đã nhìn thấy điều mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Ảnh: Hơn 2500 năm trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có thể quan sát được thế giới vi sinh vật (Ảnh: khoahoc.tv)

Một ví dụ khác về khả năng của Đức Phật, có một lần ngài đã giảng: “Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.” Tức là trong một hạt cát mà chúng ta vẫn thấy có 3000 đại thế giới, tức là trong một thế giới nào đó thì hạt cát là một cấu trúc vô cùng khổng lồ. Điều này nghe thật huyễn hoặc.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện lời mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói không hề huyễn hoặc. Các nhà khoa đã phát hiện ra chuyển động của các điện tử quanh hạt nhân nguyên tử cũng tương tự như chuyển động của trái đất và các hành tinh xung quanh mặt trời. Hơn nữa khoảng cách giữa các hạt trong cấu trúc của phân tử cũng vô cùng rộng lớn, tính theo tỉ lệ cũng không có nhiều sự khác biệt giữa khoảng cách giữa các hành tinh và các vì sao.

Như vậy phải chăng bản thân các hạt điện tử cũng giống như tinh cầu, trên bề mặt của nó cũng có sự sống, và trong một thời – không nào đó, hạt cát kia cũng to lớn như là một vũ trụ. Tuy nhiên các thiết bị quan sát tinh vi nhất hiện nay của chúng ta vẫn không quan sát được chi tiết như vậy.

Ảnh: Cách thức mà các hành tinh chuyển động cũng không khác với cách thức các hạt sơ cấp chuyển động (Ảnh: tinhhoa.net)

Hai ví dụ trên chứng tỏ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có khả năng quan sát được thế giới vi quan. Thời mà Ngài sống không hề có khoa học, công nghệ, nên hẳn là ngài đã dùng đến một cách thức khác để nhận thức thế giới.

Không chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có khả năng quan sát được thế giới vi quan mà không dùng đến các phương tiện khoa học hiện đại, mà trong các khái niệm Đạo gia ở phương Đông, từ xưa thân thể người đã được xem như một tiểu vũ trụ, một vũ trụ thu nhỏ.

Từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường cho rằng “tiểu vũ trụ” mà Đạo gia tuyên giảng chỉ là một cách nói hình tượng về sự phức tạp, phong phú của con người trong hình thái ý thức. Rằng tính cách con người quá phong phú phức tạp đến mức chúng ta không bao giờ hiểu hết được, nên mới coi con người là “tiểu vũ trụ”. Chứ chúng ta chưa thực sự bao giờ nghĩ đến khái niệm thân thể người là “tiểu vũ trụ” mà Đạo gia nhắc tới như là một thuật ngữ mang tính khoa học cao.

Tuy vậy, theo một nghiên cứu được đầu tư hàng tỷ đô-la của Mỹ và Châu Âu về hoạt động của não bộ, đã phát hiện sự tương quan kỳ lạ giữa đại não và vũ trụ. Các nghiên cứu cho thấy một sự tương đồng trong cấu trúc của những liên kết và phân bố giữa vật chất trong vũ trụ và của não bộ.

Ảnh: Tinh vân Orion Nebula và bộ não của con người (Ảnh: trangcongnghe.com)

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Dmitri Krioukov ở Đại học California cùng một nhóm các khoa học gia được công bố trên tạp chí Nature hồi năm ngoái đã cho thấy những sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa mạng lưới nơ-ron thần kinh trong đại não và những kết nối giữa các thiên hà.

Vào tháng 5 năm 2011, Seyed Hadi Anjamrooz ở Đại học Y Khoa Kerman và những nhà y học Iran khác đã công bố một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Vật lý, có chủ đề về những sự tương tự giữa các tế bào và vũ trụ. Họ giải thích rằng một lỗ đen giống như một hạt nhân tế bào. Biên thời-không của hố đen có 2 lớp, giống như màng hạt nhân tế bào. Một trong những điều tương tự khác là các lỗ đen và những tế bào sống cũng đều phát ra những lỗ hổng có bức xạ điện từ. Gần như tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ vĩ mô đều được thu nhỏ trong một tế bào sinh học như là một vũ trụ vi mô. Nói đơn giản là, vũ trụ có thể được hình dung như một tế bào.

Ảnh: Có sự tương đồng rất lớn giữa tế bào và hố đen vũ trụ (Ảnh: drugtargetreview.com)

Như vậy, thân thể người là một tiểu vũ trụ theo như Đạo gia nhìn nhận cũng tương đồng với nhận thức của khoa học hiện đại. Nó là nhận thức mang tính khoa học cao chứ không đơn giản là một triết lý về nhân sinh. Tuy vậy nhận thức về thân thể người của Đạo gia là tiểu vũ trụ đã được ghi nhận cách đây mấy nghìn năm, thời con người hoàn toàn chưa biết đến sự tồn tại của khoa học.

Điều đó cho thấy hẳn là còn phương thức khác ngoài khoa học hiện đại để nhận thức thế giới!

Nam Minh – ĐKN

Bình luận