Để biểu tượng của Hà Nội vừa truyền thống, vừa hiện đại, thay vì Khuê Văn Các, nên chọn Tháp Bút, Hồ Hoàn Kiếm hay Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Ảnh: Tháp Bút, trên núi đắp Độc Tôn, Hồ Gươm, Hà Nội (Ảnh tác giả).

Biểu tượng Khuê Văn Các, Văn Miếu, Hà Nội không phù hợp vị thế Thủ đô một Quốc gia ngàn năm văn hiến, do bộc lộ rõ sự lệ thuộc, sao chép từ tên đến ý tưởng ở Khuê Văn Các, Khổng Miếu, Khúc Phụ, Trung Quốc.

Ngoài ra, Khuê Văn Các ở Hà Nội quá nhỏ về quy mô, sơ sài về kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Chưa kể, vì sao lại phải vọng ngoại, trong khi không thiếu biểu tượng Văn hóa Độc lập thuần Việt, gắn với Truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước, đầy chí khí và trí tuệ, ví như Tháp Bút, Đài Nghiên với đôi câu đối khí phách:

Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời thế bút ngất núi

Ảnh trên, từ trái sang:

1) Chùa Bà Đanh, Hà Nam. Chùa đẹp, cổ kính, rộng 10 ha, có hơn 40 gian, song câu “Vắng như chùa Bà Đanh” nay vẫn đúng. Có phải vắng vì ở đây thờ thần nữ tượng trưng Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Phong, Pháp Lôi, giúp mùa màng thuận lợi, song Thần đạo Việt Nam chưa thực sự được coi trọng?

2) Khó vui khi Hoàng Thành Thăng Long, nơi 52 đời vua Việt lên ngôi và được thờ cúng, nay bị gắn biểu tượng Văn hóa ngoại lai Khuê Văn Các? (Ảnh: Minh Đường, tháng 11/2018)

Tháp Bút (năm 1865), Đài Nghiên, Hồ Gươm, Trời xanh là bộ Tứ Bảo kỳ vĩ đất Việt, trời Namvì lấy nước hồ làm mực, lấy trời xanh làm giấy, lấy nghiên đá “Ngậm nguyên khí mà mài hư không, ứng sao Thai mà làm Thay đổi”. Tháp có 3 chữ: “Tả Thanh Thiên” – viết lên trời xanh nói lên Chí khí xung thiên và Triết lý mở.

Ảnh: Tượng Khổng Tử ở Berlin, Đức. Bệ tượng khắc lời của Ngài: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Liên tưởng lời Các Mác: “Tự do cho một người là tự do cho muôn người”.

 

 

Trong bài “Bút Tháp chí” do Nguyễn Văn Siêu soạn năm 1865 được khắc trên thân tháp viết: “Tháp nhờ Núi mà cao thêm, Núi nhờ Tháp mà truyền mãi… Ấy Núi là biểu tượng của Chiến công mà Tháp là biểu tượng của Văn hóa, cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại.” (“Chiến công” nhờ vào “Võ công” là Sức mạnh cứng; “Văn hóa” là Sức mạnh mềm, “Dựa vào nhau” là để cùng nhau tạo ra Sức mạnh thông minh, đâu phải đến nay mới rõ).
Ảnh trên, từ trái sang:

1) Khuê Văn Các ở Văn Miếu, Hà Nội. Thật khó nói khi coi đây là biểu trưng Văn hóa của Thủ Đô và của Việt Nam.

2) Khuê Văn Các ở Khổng Miếu, Khúc Phụ, Trung Quốc.

Bình luận