“Hoàng Thành tôn tạo linh thiêng lớn; Phục hưng Đất nước ắt thành công”

Thái Sơn là ngọn núi linh thiêng nhất trong 5 núi thiêng, tức Ngũ Hành Sơn, hay Ngũ Nhạc, Trung Quốc gồm: Đông Nhạc – Thái Sơn, thuộc Sơn Đông cao 1.545m; Tây Nhạc – Hoa Sơn, thuộc Thiểm Tây cao 1.997m; Nam Nhạc – Hành Sơn, thuộc Hồ Nam cao 1.290m; Bắc Nhạc – Hằng Sơn, thuộc Sơn Tây cao 2.017m; Trung Nhạc – Tung Sơn, Hà Nam, cao 1.494m. 

Ảnh: Thái Sơn, núi thiêng nhất của Trung Quốc.

Năm 219 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng làm Lễ báo thống nhất Trung Hoa với Trời, Đất ở Thái Sơn. Các Hoàng đế sau đều lên đây lễ tế, nhiều khi có cả sứ thần ngoại bang dự. Năm 1987, UNESCO tôn vinh Thái Sơn là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên.

Ảnh: Cầu đá trường tồn, có từ vụ sạt lở núi (trái) và Cổng phía Nam lên Thái Sơn (phải).

Người Trung Hoa tin: “Thái Sơn ổn định, Trung Hoa an bình”, nên từ nhà Chu (1046 trước CN), Lễ tế ở Thái Sơn là nghi lễ tầm quốc gia. Thời Mao Trạch Đông “Đấu” và “Phê” cả quỷ thần, Khổng Tử; Thái Sơn tiêu điều nên đói và loạn, hàng chục triệu người chết vì Cách mạng Văn hóa. Thời Đặng Tiểu Bình, Thái Sơn đại trùng tu; Kinh tế, xã hội đại khởi sắc; Nhân, Quả thế nào, dường đã rõ.

Ảnh: Kinh Phật khắc dưới lòng suối, hàm ý “Nước chảy đá mòn, song chữ không mòn”, tức là tiền và bạo lực không bao giờ khuất phục được Văn hóa.

Từ bài học Thái Sơn, Trung Quốc, một trong các tác giả Đề án “Công viên Văn hóa Độc lập Việt Nam” đã xúc động viết “Hoàng thành tôn tạo linh thiêng lớn; Phục hưng đất nước ắt thành công”. Đây được xem là việc lớn của Chính thể để Kết nối Trời, Đất và Con người Việt Nam ở thế kỷ 21.

Ảnh: Đỉnh Ngọc Hoàng, Thái Sơn, trên đó có Chùa Ngọc Hoàng.

Bình luận