Trước kia, Ngô Quyền chỉ xưng Vương, song Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) xưng Hoàng đế, hiệu Đại Thắng, đổi tên nước là Đại Cồ Việt. Ba việc này khẳng định độc lập hoàn toàn của Việt Nam thời bấy giờ.
Từ đây, các đời Lê sơ, Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn… không còn xưng Vương mà xưng Hoàng đế như một dòng chính thống độc lập với phương Bắc, mở ra thời đại Quân chủ Phong kiến trong lịch sử Việt Nam, đẩy lùi 1000 năm Bắc thuộc. Nhà Đinh đúc tiền “Thái Bình Hưng Bảo”, khẳng định độc lập tự chủ không chỉ ở Chính trị, Ngoại giao, Văn hóa mà cả Kinh tế. Sử gia Lê Tung viết trong Việt giám thông khảo tổng luận: “Vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy”.
Ảnh: Tượng Đinh Bộ Lĩnh. Vị Hoàng đế Việt đầu tiên sau Bắc thuộc. |
||
Lê Thánh Tông (1460 – 1497), lên ngôi lúc 19 tuổi, khi đó tình trạng Đại Việt khá giống Việt Nam bây giờ. Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: “Việc Văn giáo lặng như băng hàn, người hiền tài bị bó cánh. Phường dốt đặc như ong đàn nổi dậy, như chó chuột nhe răng”. | ||
Ảnh: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. |
||
Trong bối cảnh này, vua Lê xác lập Chính thể mới, Văn hóa mới: “Ta coi Mới Chính sự (Đổi mới Chính trị và Thể chế), sửa Mới Đức tính (Đổi mới Văn hóa), sao ngươi dám bảo nước ta là phiên bang Trung Quốc thời xưa, thế là ngươi theo đường chết, mang lòng không vua (tức theo đường bế tắc, không yêu Tổ quốc)”; Đức vua Lê Thánh Tông chọn Quan và Lại từ Tinh hoa. Vì thế, Đại Việt chỉ cần 40 năm đã từ suy thoái thành hùng cường. Trong Việt Nam quốc sử Diễn ca, Bác Hồ chỉ ra “Khôn” và “Lành” là tiêu chí hàng đầu để xem Lãnh đạo có là Tinh hoa không, khi viết: “Vua hiền có Lê Thánh Tông; Mở mang bờ cõi đã Khôn lại Lành”. Với tiêu chí này, người dân Việt ai cũng có thể đánh giá công tích của các Lãnh đạo ở các thời. |
||
Ảnh: Tranh vẽ trò chơi đánh trận giả bằng cờ lau của vua Đinh Bộ Lĩnh thời còn nhỏ. |
Bình luận