Thần đạo Việt thờ các vị Vua sáng, các bậc Danh nhân, các Anh hùng, Liệt sĩ. Đây là cội nguồn sức mạnh Dân tộc

Nhiều người vẫn nhớ bài “Tre Việt Nam” của  Thép Mới: “Dưới bóng tre xanh, Việt Nam gìn giữ một nền văn hóa lâu đời… Rặng tre xanh ôm vào lòng mình tình thân thương của bà con chòm xóm từ đời này qua đời khác, che mưa che bão cho con người. Tre lại cùng ta đánh giặc gìn giữ Độc lập, Chủ quyền, làm rạng danh cho non sông, đất nước.

Ảnh: Chính điện Đền Đô ở Bắc Ninh, nơi thờ Lý Thái Tổ và 8 vị vua Triều Lý.

Ảnh: Cây tre Việt Nam.

Ảnh: Đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Ninh Bình.

Không chỉ có tre mà còn bao điều khác cũng mang đậm nét tâm hồn Việt, vì thế đã có chủ trương tốt đẹp tu sửa đền chùa, khôi phục lễ hội. Song, do quá chú trọng Vật chất, nên khi tiến hành bị Lệ thuộc kinh nghiệm; Sao chép tôn giáo ngoại nhập; Lãng phí tài nguyên và cảnh quan đất nước; Thiếu bản sắc văn hóa dân tộc.

Ảnh: Đền thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An.

Ảnh: Lễ hội ở Phủ Dầy, Nam Định nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Ảnh: Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang. Nhìn chung, các đền, miếu của Việt Nam chủ yếu do người dân xây dựng và tu sửa, các sinh hoạt văn hóa ở đây ít nhiều vẫn bị xem là mê tín, dị đoan.

Trong khi đó, Cách mạng xã hội 4.0 đòi hỏi sự kết nối giữa Văn hóa truyền thống; Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; Lòng tự hào dân tộc;… Điều này có nghĩa là, để có thể hội nhập Cách mạng Xã hội 4.0 cần trân trọng Thần đạo Việt Nam hơn nữa. 

Bình luận