Để Việt Nam phát triển, cần Tập quyền hơn và Phân quyền hơn với Triết lý Công nghệ Chiến lược Quốc gia và Giải pháp Ba vùng lãnh thổ

Ngày càng phổ biến việc các địa phương xin “Cơ chế Thử nghiệm” cho thấy Hệ thống Hành chính hiện tại cần được đột phá. Đã đến lúc phải có một Thể chế mới hợp lý nhằm đáp ứng cùng lúc hai đòi hỏi tưởng như mâu thuẫn, song lại là hai mặt của một vấn đề. Đó là tăng cường hơn nữa quyền lực tập trung cho Lãnh đạo trung ương để tạo nên sức mạnh và phân quyền hơn nữa cho Lãnh đạo địa phương nhằm thúc đẩy Xã hội sáng tạo.  

Mục tiêu này được nhờ bổ sung cấp “Vùng” trong hệ thống Hành chính Quốc gia; Như thế, toàn quốc sẽ gồm ba vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Chính quyền Trung ương thay vì như hiện nay đang phải thiết lập quan hệ trực tiếp với 63 tỉnh, thành phố, tức 63 đầu mối thì nay chỉ còn quan hệ trực tiếp với 3 đầu mối là Chính quyền Vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Ảnh: Sơ đồ Việt Nam với Chiến lược Quốc gia Ba vùng Lãnh thổ với các “Đặc khu Văn hóa & Tri thức” trong và ngoài nước.

Hệ thống Hành chính mới 3 cấp thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong quản lý trên cơ sở làm rõ việc Trung ương và Địa phương, cho phép vượt qua tình trạng chậm trễ do rút ngắn quy trình hành chính, qua đó thực hiện việc giảm biên chế trên cơ sở tăng hiệu quả công tác, cũng như thúc đẩy mối liên kết phát triển vùng một cách tự nhiên.

Trong Thể chế mới, Chính quyền Trung ương tập trung giải quyết các vấn đề lớn của đất nước về Ngoại giao, An ninh, Quốc phòng, Biển, xây dựng khung các bộ luật, xây dựng hạ tầng cấp quốc gia, Chiến lược, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự Lãnh đạo các vùng Lãnh thổ. Chính quyền Vùng của các vùng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thúc đẩy kinh tế, an sinh, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học … ở từng Vùng. Chính quyền Vùng có các cơ quan chuyên ngành trợ giúp (như Tổng cục Giáo dục Bắc Bộ; Tổng cục Khoa học & Công nghệ và Đào tạo  Nam Bộ,… phù hợp cơ cấu tổ chức Trung ương).

Giải pháp Ba vùng lãnh thổ góp phần định hình Công nghệ Chiến lược Quốc gia và thúc đẩy tiến trình Hội nhập Quốc tế, vì trên Thế giới hầu hết các nước có điều kiện như Việt Nam, như về số dân đều dùng Thể chế Chính quyền 3 cấp. Trong 17 quốc gia gồm 7 nước phát triển G7 và 10 Quốc gia mới phát triển thì có 16 nước sử dụng Hệ thống Hành chính 3 cấp và tương đương.

Bình luận