Người nước ngoài cho rằng, quan niệm về gia đình của người Việt chính là nền tảng bản chất Tôn giáo của họ, bởi với người Việt gia đình không chỉ gồm những thành viên đang sống, mà cả những người đã khuất. Nếu thế, gia đình là bản chất của tôn giáo, vì gia đình gồm cả thành viên siêu nhiên, giống như người Hy Lạp cổ tự hào vì có họ hàng với Trời.
Ảnh: Lễ hội Đền Hùng, tưởng nhớ Quốc tổ, một Nghi lễ độc đáo của người Việt.
Với người Việt Nam, từ những người nghèo nhất đến những người giầu có hay có địa vị xã hội cũng coi tổ tiên là siêu nhiên, vượt ra thế giới hiện hữu. Ngay chính họ cũng nghĩ rằng, sau khi chết, họ sẽ thành siêu nhiên và cũng sẽ được con cháu coi mình như vậy. Vậy nên, có thể nói, mỗi gia đình người Việt cũng là một đền thờ.
Ảnh: Phòng thờ ở Viện Nghiên cứu – Think Tank SENA với bốn chữ “Thánh tổ Trung hưng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói “Tổ Trung hưng” là những người đã đánh đuổi được ngoại xâm và thống nhất đất nước. Theo ông có ba Tổ Trung hưng là Ngô Quyền, Lê Lợi và Hồ Chí Minh. Riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh được Dân tôn là Thánh. Cán bộ ở Viện Nghiên cứu – Think Tank SENA tin rằng: Tiền nhân luôn hiện hữu cùng Dân tộc để phù hộ và mang đến cho đất nước những điều mới mẻ, tốt tươi trong đó có Tình thương yêu, sự Thấu hiểu và Sức mạnh.
Sự tồn tại kỳ diệu của tổ tiên trong mỗi gia đình người Việt không phải là một điều mơ hồ, một cách thể hiện ấn tượng, hay một biểu thị lãng mạn, mà đây là một hiện thực sâu sắc được tất cả mọi người trong xã hội thừa nhận. Hầu hết mỗi người Việt đều nghĩ một cách tự nhiên rằng, thể xác của người chết sẽ từ bỏ ngôi nhà đang sống, nhưng linh hồn của họ thì tồn tại ở đó một cách tự nhiên không có gì là bí ẩn.
Ảnh: Lễ hội ở Bình Định.
Bình luận