Giai đoạn Chính thể Dân chủ Cộng hòa, kể từ 1945 đến 1975
Ngày 26/8/1945, tại nhà 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, Lãnh tụ Hồ Chí Minh, bậc thầy về kiến tạo và trọng dụng 5 Giới Tinh hoa cũng như các tổ chức có tính Think Tank, chủ tọa cuộc họp chuẩn bị biên soạn Tuyên ngôn Độc lập và tổ chức mít tinh công bố việc ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ảnh: Lãnh tụ Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập lịch sử ngày 2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình. Có thể xem Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội do Người dày công cùng xây dựng về một góc độ chính là các Think Tank cho Chính thể cầm quyền.
Ảnh: Hoa đào Xuân Kỷ Hợi 2019 ở Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Minh Đường).
Ảnh: Lá và hoa cây Phong ba, có trên các đảo tiền tiêu Việt Nam ở Biển Đông (Ảnh: Minh Đường). |
Ngày 30/8/1945, mặc dù tình trạng khẩn trương, song Lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn trân trọng mời một số bậc Tinh hoa góp ý cho bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo. Từ các đóng góp của các vị Tinh hoa, ngày 31/8/1945, Người bổ sung cho Dự thảo Tuyên ngôn Độc lập, để ngày 2/9/1945 công bố với Quốc dân, Quốc tế.
Ảnh: Ngày 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam; Sau đó, Tổng thống Hoa Kỳ đã gặp Thủ tướng Việt Nam với cờ đỏ sao vàng trên tay; Hơn chục năm trước, chắc người lạc quan nhất cũng khó nghĩ tới cảnh này. |
Không thiếu ví dụ về sử dụng các Tinh hoa và các tổ chức có tính Think Tank trong ngày đầu lập nước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ quanh Người các Giới tinh hoa, nhiều người từng được đào luyện ở “Chế độ thực dân, phong kiến”. Người tin và phát huy sức sáng tạo của nhiều tài năng chính trị, quân sự lớn như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… luôn lắng nghe ý kiến các trí thức như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám, Vũ Đình Hòe, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng… Tháng 5/1945, phe Đồng Minh trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô,… đã chiến thắng phát xít Đức. Tại Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn tư tưởng tiến bộ nhất của Nhân loại được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn Dân quyền của Pháp gắn với Văn hóa tiến bộ của hai Cách mạng Hoa Kỳ 1776 và Cách mạng Pháp 1791. Theo thuật ngữ “Cách mạng Thế giới” trong Di chúc Hồ Chí Minh, thì chỉ hai cuộc Cách mạng của Hoa Kỳ và của Pháp là đáp ứng được tiêu chí “Thế giới”, vì các cuộc Cách mạng khác chỉ có tính khu vực và chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.
Ngày 28/2/1965, Tổng Bí thư Lê Duẩn ký Nghị quyết 131- NQ/TW lập Ban Nghiên cứu Lý luận Trung ương, do Trường Chinh làm Trưởng ban với các thành viên là Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ. Nghị quyết trong đó nêu rõ cán bộ được lựa chọn vào ban cần có các tiêu chuẩn: “… Có khả năng nghiên cứu; Có hứng thú Lý luận; Có kinh nghiệm Thực tế”. Chỉ với ba tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ như vậy, có thể nói, trong lịch sử cận đại Việt Nam, đây là tổ chức Việt Nam sớm nhất, gần gũi nhất với các Think Tank ngày nay.
Giai đoạn Chính thể Xã hội Chủ nghĩa, kể từ 1975 đến nay
Khi đề cập đến các thành tựu 30 năm Đổi mới, một trong các Think Tank đầu tiên phải kể đến là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM với tiền thân là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế của Trung ương Đảng, thành lập theo Quyết định số 209 NQ-NS/TW ngày 14/07/1977 do Bộ Chính trị ban hành. Viện này tập hợp những chuyên gia giỏi, có tư tưởng Đổi mới, nhằm giúp Trung ương Đảng và Chính phủ về các chính sách mới về quản lý kinh tế theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.
Ảnh: Trụ sở Viện Brookings – Think Tank số 1 của Mỹ và Thế giới, thành lập năm 1916 tại Washington D.C., Hoa Kỳ; Viện Brookings là tổ chức phi lợi nhuận, tên đầu tiên là Viện Nghiên cứu Chính phủ (IGR) với sứ mệnh là “Tổ chức tư nhân đầu tiên cống hiến cho việc phân tích các vấn đề Chính sách công ở cấp độ Quốc gia”. Viện Brookings góp phần tạo ra Liên Hợp Quốc, Kế hoạch Marshall, Văn phòng Ngân sách Quốc hội; góp phần cải cách thuế, phúc lợi, viện trợ nước ngoài. Viện Brookings hoạt động mà không phụ thuộc quan điểm của Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, cho dù Đảng đó cầm quyền. Vì thế, năm 1968, khi Richard Nixon lên làm Tổng thống Mỹ, Trợ lý Tổng thống Mỹ đòi “firebombing – Đánh bom hủy diệt” viện này. Song công việc của Brookings không ngừng tiến triển và nay vẫn là Think Tank số một của Thế giới, được Chính phủ và Xã hội Mỹ tín nhiệm. |
Ngày 17/4/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 215-NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ và trên cơ sở đó Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111-CP ngày 18/5/1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế. Sau khi có Cương lĩnh 1991, vai trò Viện N/C Quản lý Kinh tế Trung ương bị giảm nhiều, nhất là sau khi Chính phủ ra Nghị định 07-CP ngày 27/10/1992 giao cơ quan này cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch & Đầu tư).
Sau Đại hội Đảng VI năm 1986, nhiều nhóm “Tư vấn – Think Tank” đã ra đời để cùng thúc đẩy Đổi mới kinh tế ở Việt Nam như: Tiểu ban xây dựng Cương lĩnh và Tiểu ban xây dựng chiến lược, Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Nhóm của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh và Nhóm “Thứ Sáu”,… Các nhóm tư vấn theo xu hướng Think Tank này là một nhân tố có vai trò tích cực trong Đổi mới, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho tiến trình Đổi mới tư duy kinh tế ở Việt Nam.
Tổng Bí thư Trường Chinh đã lập riêng một “ê-kíp – Think Tank” gồm các chuyên gia cao cấp như Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Phạm Như Cương, Hà Nghiệp, Trần Đức Nguyên, Lê Văn Viện… để chuẩn bị đột phá lý luận tại Đại hội VI, viết lại Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội, chính thức hóa đường lối Đổi mới, từ đó, mang đến những đổi thay to lớn trên đất nước ta.
Thực tiễn cho thấy, sự xuất hiện các Think Tank, cả về số lượng và về những vấn đề mà nó đang giải quyết, cho dù các Think Tank này có trong hệ thống cầm quyền hay đến từ xã hội là một thước đo đánh giá mức độ tiến bộ, đột phá làm cho kinh tế, xã hội khởi sắc. Những giai đoạn nào các tổ chức mang tính Think Tank ít xuất hiện, sẽ thấy rõ sự trì trệ, bảo thủ xuất hiện trong tư duy, làm cản trở phát triển.
Bối cảnh và Giải pháp cho Thinh Tank Việt Nam
Tiến trình Đổi mới ở Việt Nam đòi hỏi các hoạt động Tư vấn – Think Tank phải đưa lên một tầm cao mới, thế nhưng các hoạt động này hiện tại lại có xu hướng đi xuống; Vẫn phổ biến tình trạng các quyết sách sai lầm chưa được nghiên cứu, thống kê, phân tích và công bố, song với các thành tựu lại được nói quá nhiều. Cách thức này làm bào mòn trí tuệ của các nhà hoạch định chiến lược và làm lãng phí trí tuệ xã hội.
Ảnh: Trụ sở Viện Nghiên cứu – Think Tank SENA, thành lập năm 1992, tại nhà số 35, đường Điện Biên Phủ, Hà Nội (Ảnh: Minh Đường). Viện N/C SENA đã đề xuất nhiều chính sách mới với tầm nhìn mới, triết lý mới đang ngày càng nhận được các đánh giá tích cực của Chính thể và Xã hội. Ngày 5/2/2009, sau khi dự Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ Barack Obama, Lãnh đạo Viện có văn bản gửi Bộ Chính trị về việc Tổng thống Hoa Kỳ sẵn sàng thăm Việt Nam ngay sau khi nhậm chức và kiến nghị: 1. Thời đại Hội nhập đã đến, Việt Nam cần có Đường lối mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh; 2. Cần chú trọng quan hệ chiến lược với Mỹ như với Trung Quốc, vì sau này quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc sẽ tác động lớn tới thế giới. Có thể coi đây là một trong các tổ chức ở Việt Nam có hoạt động sớm nhất theo hướng Think Tank. Những hoạt động của Viện nghiên cứu – Think Tank SENA tuy ban đầu gặp ít nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, song đến nay ngày càng nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của Chính thể và Xã hội. |
Hệ thống cơ quan nghiên cứu Nhà nước (các viện, trường Đại học,…) tuy sở hữu nhiều chuyên gia, cơ sở vật chất không nhỏ, song lại có ít vai trò trong việc đưa ra các quyết sách lớn. Trong khi đó, nếu có và biết tận dụng hệ thống cơ quan tư vấn và biết coi trọng xây dựng hệ thống Think Tank thì chắc chắn đã có thể tránh được nhiều sai lầm đáng tiếc.
Ảnh: Tượng đài đoạt giải UNESCO Thành phố vì Hòa bình của Nhà điêu khắc Amri. Những người phụ nữ mảnh mai như đang bay lên bầu trời; Và cả nhóm tượng chỉ tựa trên một bàn chân người phụ nữ. Tất cả làm liên tưởng tới sự mong manh của Hòa bình.
Ảnh: KTS. Vũ Anh Tuấn (trái), Giám đốc Trung tâm Phát triển Vùng SENA và Nhà điêu khắc Amri tác giả tượng đài Thành phố vì Hòa bình trong buổi làm việc tại trụ sở của UBND TP Hà Nội ngày 11/12/2002. Theo lời mời của UBND TP Hà Nội, tác giả Amri đến đây họp để chuẩn bị cho việc xây Tượng đài Thành phố vì Hòa bình tại Hà Nội. Chuyện không thành vì tác giả tượng đài muốn ta phải mua bản quyền, cho dù chỉ là mua tượng trưng, còn ta thì chưa quen các khái niệm về “Kinh tế tri thức”, cứ tưởng đã là Văn hóa thì phải “Cho”. |
Việt Nam tiếp nhận khái niệm Think Tank khá chậm so với Trung Quốc và các nước khu vực. Có quan điểm cho rằng các biến đổi về tiến bộ xã hội ở Việt Nam thường đi sau Trung Quốc chừng 10 đến 15 năm. Tình trạng các Think Tank ở Việt Nam minh họa cho quan điểm này vì ngay từ nhưng năm 2003 – 2004, Lãnh đạo Trung Quốc đã thúc đẩy “Khoa học hóa quyết sách”, qua làn sóng thành lập các Think Tank.
Trong khi đó, ở Việt Nam đến nay rất khó định lượng những đóng góp của các viện và trường đại học vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia khi mà chúng còn quá khiêm tốn và ít ỏi, chưa tương xứng với tầm vóc và vai trò cần đảm trách.
Do nhiều lý do chủ quan và khách quan, nên đến nay Việt Nam vẫn chưa quen với khái niệm Think Tank hoạt động theo cơ chế thị trường, hoạt động như một “công xưởng tư duy”, có thu nhập qua việc bán “sản phẩm nghiên cứu” cho Nhà nước hoặc cho doanh nghiệp, có khả năng tự cân bằng thu chi mà không cần được hưởng lương từ ngân sách, mặc dù nền kinh tế Việt Nam, nhìn chung, đã chuyển sang cơ chế thị trường. Một số nghiên cứu trên thế giới cho rằng, Việt Nam hiện có 7 Think Tank, hầu hết là tổ chức Nhà nước với kết quả xây dựng chủ trương, chính sách không rõ ràng.
Một số tổ chức được xem là tiền đề để xây dựng Think Tank gồm:
Các viện nghiên cứu nhà nước:
Có một hệ thống các viện đồ sộ như Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ/ngành, cơ quan Nhà nước. Đây là nơi tập trung một số lớn Tinh hoa tri thức Việt Nam.Các tổ chức này được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động; đề xuất chính sách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều hạn chế như cơ chế biên chế cứng, rào cản của ranh giới hành chính, thiếu liên thông với đào tạo, thiếu tính đa dạng về nguồn chuyên gia, thiếu gắn kết giữa các viện đã hạn chế tính sáng tạo và đột phá chính sách, tính tư vấn chính sách chưa cao.
Các tổ chức KH&CN ngoài công lập:
Các tổ chức ngoài công lập tuy hoạt động năng động, song gặp nhiều khó khăn về việc huy động nguồn lực, về ổn đị̣nh tổ chức, thu hút chuyên gia, cũng như các cơ quan Nhà nước chưa hoàn toàn cởi mở với hệ thống các cơ quan nghiên cứu độc lập này. Vai trò và hoạt động thực sự như một Think Tank còn rất hạn chế. Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có hơn 400 tổ chức KH&CN trực thuộc trong diện này.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội và thách thức, có sự đan xen giữa cũ và mới, thuận lợi và khó khăn, hợp tác và cạnh tranh, truyền thống và hiện đại,… Trong bối cảnh đó, việc hoạch đị̣nh chiến lược, chính sách phát triển của quốc gia, cũng như từng ngành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không thể phủ nhận vai trò ngày càng thiết yếu của các Think Tank. Để các Think Tank có thể thực sự phát triển và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, cần có những chuyển biến, thay đổi thật sự như:
Xây dựng môi trường xã hội và pháp lý thúc đẩy việc nghiên cứu về chính sách công: Ví như nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp cho các nhà khoa học tích cực tham gia được nhiều ý kiến có giá trị̣ trên tinh thần xây dựng, đề xuất được nhiều phương án chính sách để lựa chọn, phát huy được trí tuệ tập thể, đồng thời cũng góp phần tạo động lực phát triển khoa học từ cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học.
Ảnh: Cung Hữu Nghị Hà Nội ngày 27/2/2019 (Ảnh: Minh Đường) được trang hoàng lộng lẫy nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ và Triều Tiên với khẩu hiệu “Hà Nội, thành phố vì Hòa Bình”. Vậy là 20 năm đã qua, kể từ ngày 16/7/1999 tại La Paz – Thủ đô Bolivia, khi đó Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (Thời điểm đó, Hà Nội là thành phố duy nhất của châu Á được nhận danh hiệu cao quý này) nay nhờ những biến chuyển tích cực trên Thế giới, danh hiệu tốt đẹp này dường như đã bị lãng quên mới lại được nhắc đến. Sự kiện này chứng tỏ Việt Nam đang từng bước khắc họa hình ảnh của mình bằng cách “Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp Cách mạng Thế giới”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong những chữ cuối cùng của Di chúc. Trong khuôn khổ này, cần có một biểu tượng mới phù hợp với Thủ đô một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến, để thay thế cho biểu tượng Khuê Văn Các, Hà Nội vốn xuất xứ từ việc vay mượn từ ý tưởng đến tên gọi của Khuê Văn Các ở Khổng Miếu, Khúc Phụ, Trung Quốc. |
Bên cạnh đó, cần có chương trình đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, tư vấn chính sách như một nghề trong hệ thống Đại học. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia tư vấn chiến lược tương lai của đất nước cần có tri thức phong phú, khả năng tư duy, phân tích, phản biện ở trình độ quốc tế. Quốc hội khi họp không chỉ thảo luận các quyết sách của Lãnh đạo, mà phải còn thảo luận cả về các đề xuất của Think Tank và Cộng đồng xã hội. Hiện nay, nhu cầu Đổi mới ở Việt Nam gắn với việc hình thành các Think Tank đã trở nên cấp thiết và là tiền đề cho các quyết sách của Lãnh đạo trong tiến trình Hội nhập và định hình một Chính thể thực sự của Dân, do Dân, vì Dân.
Bình luận