Nông dân Việt Nam chiếm 70% dân số, nông thôn bất ổn thì chính trị cả nước khó ổn định, nông dân còn nghèo thì Việt Nam khó ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu

Ngày 15/6/2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư trả lời các đại biểu Quốc hội: FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 1% tổng vốn đầu tư. Thực tế hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp đều thất bại. Nguyên nhân hầu hết thuộc phạm trù Thể chế, như hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu đất đai, áp dụng công nghệ, liên kết giữa Nông dân – Doanh nghiệp – Nhà đầu tư nước ngoài,… đều vẫn mong manh.

Ảnh: Nụ cười mùa thu hoạch.

Tại phiên họp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội băn khoăn vì chưa thấy “tam nông” có lối thoát, bởi vì bài ca “được mùa mất giá – được giá mất mùa” giờ đây đã trở nên quá quen thuộc, được nông dân và đại biểu Quốc hội “hát đi, hát lại” nhiều Nhiệm kỳ, dù không được “cấp phép” (ông liên hệ hài hước với vụ “cấp phép Quốc ca”).

Ảnh: 200 năm trước và hôm nay. Khi xem thấy thời gian như ngừng trôi, giật mình thấy mấy nghìn năm ta… vẫn là ta.

Phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các hoạt động kinh tế khác sẽ khó xây dựng trên cơ sở 70% dân số nghèo nàn, lạc hậu. Để tăng thu nhập bình quân theo đầu người, trước hết phải tăng thu nhập trong nông nghiệp. Trong thế kỷ 21, tầm quan trọng của biển và đại dương đối với đời sống của nhân loại sẽ ngày càng tăng lên. Có thể tìm đáp án cho rất nhiều vấn đề khó khăn của tương lai, nhất là của “tam nông” nhờ qua biển và đại dương. Đối với rất nhiều nước trên thế giới, đại dương sẽ là một trong các nhân tố có tính chất quyết định sự phát triển.

Bình luận