Nhà Văn hóa đương đại Trung Quốc, Kim Dung tiên sinh nói: “ông chỉ có một mong ước nhỏ, đó là những người lao động sau giờ làm việc căng thẳng có được nụ cười trên môi khi đọc sách của ông”. Nhớ đến Tiên sinh lại nghĩ về lời hát của Tiểu Siêu dành cho Trương Vô Kỵ lấy từ Kinh “Bái hỏa giáo Ba Tư” (Trong tác phẩm “Cô gái Đồ Long”). Lời hát dễ làm man mác khi nghĩ đến tính hư vô của cuộc đời: “Lai như lưu thủy, hề thệ như phong; Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung”. Và được tiên sinh Hàn Giang Nhạn chuyển ngữ rất tài hoa: |
Ảnh: Nhà văn Kim Dung (30/10/1924 – 30/10/2018). Ông tác động tích cực đến xã hội, như là cảm hứng cho tỉ phú Jack Ma lập tập đoàn Alibaba. Ông mất cùng ngày với Hạ Mộng, được xem là “Nàng Thơ” của ông. Bà mất trước đó 2 năm. |
||||
Chợt đến như dòng nước chảy, | |||||
Và tàn như gió qua mau; | |||||
Chẳng biết từ đâu mà tới, | |||||
Và chẳng biết về nơi đâu. | |||||
Sau năm 1975, khi Việt Nam còn coi tác phẩm của ông là “Tuyên truyền lối sống thiếu văn hóa và hiếu chiến” thì văn của ông đã được chọn đưa vào giáo trình văn cấp trung học, đại học ở Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Ông được mời về Trung Quốc nói chuyện với các trường Đại học; Nhiều tổ chức danh giá phong ông các danh hiệu cao quý. Ở Mỹ, một “Kim Dung học hội” chuyên nghiên cứu, giới thiệu và dịch các tác phẩm của ông. | |||||
|
Thứ nhất: Mỗi Con người, mỗi Quốc gia chỉ tồn tại, phát triển khi thúc đẩy và cân bằng giữa “Nội sinh” và “Ngoại nhập”. Từ đây có công thức: Việt Nam nhất định phát triển = Người Việt Tự do, Sáng tạo + Thần đạo Việt Nam mạnh mẽ + Tinh hoa các Quốc gia phát triển nhất. Chỉ có như thế, Đất nước mới “Đàng hoàng hơn, To đẹp hơn, Mạnh mẽ hơn” và Dân tộc mới lại thấy “Thăng Long – Rồng bay lên”.
Bình luận