Hoa Kỳ là cường quốc số 1 thế giới, còn Trung Quốc số 2. Phải chăng đó là do trước hết họ biết cách “cùng Nghĩ, cùng Làm” với Thế giới qua Tầng lớp tinh hoa và Think Tank với số lượng, chất lượng nhất nhì thế giới? Có hơn 2/3 số Think Tank trên thế giới hình thành sau thập niên 1970, nay đã gần 50 năm, vì thời đó xuất hiện xu thế Toàn cầu hóa. Xu thế này phát triển mạnh khi phe XHCN sụp đổ. Với góc độ “Think Tank”, nếu chỉ chấp nhận chậm sau thế giới 50 năm, thì nay đã đến lúc hình thành Think Tank Việt Nam, vì Việt Nam phải Hội nhập thực sự.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức quốc tế. Về việc “cùng Nghĩ, cùng Làm” với Thế giới, Người nói: “Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ về giúp đồng bào tôi”. |
||
Muốn vậy, việc hàng đầu của “Chính phủ Kiến tạo & Quốc gia Khởi nghiệp” là thúc đẩy hình thành, phát triển Tầng lớp tinh hoa và Think Tank Việt Nam. Điều này sống còn với Chính thể cầm quyền vì đây là tiền đề để “cùng Nghĩ, cùng Làm” với Thế giới. | ||
Ảnh: Phiên họp đầu của Chính phủ năm 1945, chính phủ tập hợp mọi nhân tài, không phân đảng phái. |
||
Không tác phẩm nào làm con người Việt Nam hiểu mình và trở nên tốt đẹp hơn bằng Truyện Kiều. Với tầm nhìn rộng, Nguyễn Du mô tả chân thực và hướng thiện mọi cung bậc cuộc sống, và ai cũng thấy mình trong đó. Thấy rõ cái tinh tế và tầm nhìn xa của Nguyễn Du, vì đến Tự Đức, một vua sáng đời sau, mê Truyện Kiều mà vẫn đòi đánh roi mộ cụ vì “ca ngợi phản nghịch”, cận thần phải can vì là tích ở Trung Hoa. Phải chăng đây cũng là một trong các lý do để UNESCO chọn Cụ là Danh nhân Văn hóa Thế giới?
Ảnh: Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Đất nước lạc hậu, trì trệ vì Văn hóa chưa vượt qua được thói quen “Ra lệnh”, nên không ít người trong Tầng lớp Tri thức chuộng bằng cấp hơn Sáng tạo, trong Tầng lớp Kinh tế coi tiền hơn Hiệu quả và trong Tầng lớp Xã hội thích “câu like” hơn Văn hóa. |
Bình luận