Truyền thống giữ nước của Việt Nam còn là truyền thống xây dựng khối Đồng minh quân sự

Năm 550, giặc Lương xâm lược, anh ruột Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo được các bộ tộc Lào che chở, nhờ thế nghĩa quân lớn mạnh. Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược ta, vua Lào giúp voi, vũ khí, lương thực cho Lê Lợi, góp phần thắng lợi. Sử Lào viết, Châu Mường Xiêng Khoảng đem 3.000 quân Lào giúp voi chiến và tự nguyện gia nhập Tây Sơn. Trận công đồn Ngọc Hồi được cả sử Trung Quốc là Thanh Thực Lục và sử Việt là Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương ghi chép trùng khớp. Xin trích sử ta:

Canh năm hôm sau (mồng 5 tháng Giêng), Văn Huệ xắn tay áo đốc thúc bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên. Văn Huệ tự mình đốc chiến, cho hơn trăm voi khỏe đi trước. Quân Tây Sơn dùng bó rơm to che đỡ mà lăn xả vào. Kẻ trước ngã, người sau nối, thảy đều liều chết mà chiến đấu. Các lũy của quân Thanh đồng thời tan vỡ”.

Ảnh: Đại hội Liên minh Việt Nam – Campuchia – Lào (trước gọi là Việt – Miên – Lào) tại chiến khu Việt Bắc, 3/1951.

Chỉ ít tháng sau khi Độc lập, ngày 30/10/1945, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định thành lập Liên quân Lào – Việt, bây giờ gọi là Đồng minh quân sự. Từ đó quân đội Việt Nam đã sang Lào đánh địch. Sau này trên cơ sở Hiệp định này ta mở đường Hồ Chí Minh qua đất Lào và Campuchia. Nhân dân Lào đã hy sinh và chịu đựng hơn 3 triệu tấn bom của Mỹ, tạo điều kiện cho Việt Nam thống nhất đất nước.

Ảnh: Voi chiến Lào Thời nhà Nguyễn.

Ảnh: Đường Hồ Chí Minh bắt đầu từ Làng Ho – Quảng Bình, qua Lào, Campuchia đến Sa-nuol, một thị trấn biên giới Campuchia.

Bình luận